Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.
Các hình thức trả lương và cách tính lương cơ bản
Có nhiều hình thức trả lương như: trả theo lương khoán, theo sản phẩm, theo doanh thu,… Mỗi hình thức lại có một công thức khác nhau. Tất cả đều phải đảm bảo nguyên tắc chính xác và đúng thời hạn.
Nếu trong trường hợp đặc biệt, không trả được lương đúng hạn thì thời hạn không được chậm quá 1 tháng nếu không từ ngày thứ 15 trở đi, doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất tối thiểu khi huy động tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm trả chậm.
Hợp đồng lao động với người lớn tuổi
Người lao động lớn tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi lao động của mình. Hợp động thuê người lao động lướn tuổi cần phải thỏa mãn Khoản 2, 3 Điều 166 và Khoản 2, 3, 4 điều 167 Bộ Luật lao động. Người sử dụng lao động khi thương thảo với người lao động lớn tuổi cần đi kỹ các diều khoản và thức hiện các bổ sung cần thiết tùy từng trường hợp vào trong hợp đồng lao động.
Base Payroll – Phần mềm xử lý bảng lương giúp đơn giản và tự động hóa toàn bộ quá trình trả lương của doanh nghiệp
Base Payroll sẽ tự động tính toán thông tin bảng lương cho từng nhân viên trong một chu kỳ được thiết lập sẵn, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tính lương hàng tháng, giảm thiểu sai sót trong tính toán và chuyên nghiệp hoá quá trình. Payroll đưa ra các thiết lập minh bạch, linh hoạt, phù hợp với nhiều bài toán lương phức tạp của các doanh nghiệp hiện nay:
Xây dựng công thức và tự động tính toán bảng lương: Bộ biến mặc định vô cùng phong phú kết hợp với các trường thông tin cho phép tùy chỉnh, giúp doanh nghiệp xây dựng công thức tính lương một cách linh hoạt và tiện dụng nhất. Các công thức excel được cài đặt dễ dàng và nhanh chóng. Sau đó hệ thống tự động tính toán sẽ giảm tỉ lệ sai sót và tiết kiệm thời gian.
Tạo thông tin chu kỳ tính lương và chu kỳ thanh toán nhanh chóng tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp (hỗ trợ bảng lương phụ).
Khả năng tích hợp sâu với các ứng dụng khác, tự động kết nối và cập nhật dữ liệu thông tin từ các nguồn nhằm tự động tối đa quá trình tính lương:
Hỗ trợ điều chỉnh bảng lương thủ công: Nếu có vấn đề cần điều chỉnh thủ công, mọi lịch sử chỉnh sửa đều được lưu lại. Đồng thời nhân viên sẽ được thông báo về sự điều chỉnh này.
Tóm lại, xây dựng bảng lương và tính lương là một trong những nghiệp vụ nhân sự quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến từng nhân viên. Nếu trải nghiệm đó không đáng tin cậy, thường xuyên sai sót hoặc mất quá nhiều thời gian thì chắc chắn sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối.
Với phần mềm tính lương Base Payroll, hy vọng doanh nghiệp có thể tập trung vào việc điều hành, phát triển con người và tăng trưởng kinh doanh, thay vì phải gặp khó khăn trong quá trình trả lương mỗi tháng.
Các nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
Nguyên tắc cơ bản của việc tính lương trong doanh nghiệp đó là phân cấp bậc lương cho từng vị trí. Trước khi tim hiểu về nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
Giữa các khái niệm trên có mối quan hệ chặt chẽ. Nhân viên hoàn thành tốt mức nào thì sẽ được xếp vào cấp bậc lương tương ứng mức đó. Tất nhiên quyết định này chỉ được đưa ra sau khi hoàn thành quá trình đánh giá kỹ lưỡng, khoa học.
Quy định về các khoản trợ cấp và khấu trừ
Các mức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà doanh nghiệp phải đóng cho nhân viên của mình đã được quy định rõ tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Các bạn có thể theo dõi bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm trong bảng sau:
BH TNLĐ – BNN, viết tắt của Bảo hiểm tai nạn lao động, được áp dụng mới ngày 1/6/2017 sẽ điều chỉnh giảm từ 1% xuống 0,5%.
Ngoài các chi phí bảo hiểm, doanh nghiệp còn phải đóng quỹ công đoàn:
Phí Công Đoàn = 2% x Giá trị quỹ tiền lương đóng BHXH
Về việc đóng bảo hiểm, mức lương phải đóng bảo hiểm có sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước trả lương theo bậc, ngạch, cấp quân hàm,… nên đã có quy định cụ thể của nhà nước cho số tiền phải đóng với mỗi cấp. Còn với doanh nghiệp tư nhân, tiền lương do nhân viên và phía quản lý tự thương lượng nên việc đóng bảo hiểm phụ thuộc vào lương thực tế và trợ cấp được quy định rõ bởi thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực;… Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm như tiền thưởng ý tưởng, tiền thưởng sáng chế, hỗ trợ xăng xe, tiền ăn giữa ca,…
Mức lương tối thiểu để tham gia đóng BHXH tương ứng như mức lương tối thiểu từng vùng, đối với lao động qua học nghề, có bằng cấp thì sẽ thêm 7%.
– Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
– Người có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng (trừ hợp đồng thử việc)
– Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề
– Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật
– Các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương
– Công dân được cử đi học nước ngoài, hưởng lương trong nước
– Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ nhất
– Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
– Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề từ 3 tháng trở lên
– Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật và các nhà quản lý doanh nghiệp
– Quản lý hợp tác xã có hưởng lương
– Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ hai
– Người có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng (trừ hợp đồng thử việc)
– Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề
– Người sử dụng lao động đóng cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có giao kết HĐLĐ với các bên khác mà đã hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH và BH TNLĐ – BNN
– Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
– Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật
– Các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương
– Công dân được cử đi học nước ngoài, hưởng lương trong nước
– Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ nhất
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
– Người đi lao động nước ngoài theo hợp đồng
– Người hưởng chế độ phu nhân hoạc phu quân của một cơ quan đại diễn cho Việt Nam ở nước ngoài
– Người lao động tham gia BHXH hoặc bảo lưu BHXH
– Người lao động tham gia BHXH hoặc bảo lưu BHXH còn thiếu nhiều nhất 6 tháng để hưởng lương hưu hoặc nhận trợ cấp hằng tháng thì được phép đóng 1 lần các tháng còn thiếu để hưởng chế độ như quy định
Lưu ý: Trốn đóng BHXH sẽ bị phạt 7 năm tù.
Tiền lương làm thêm / làm vào ban đêm
Người lao động có quyền được hưởng thêm lương trong thời gian họ làm thêm để gia tăng sản xuất, gia tăng khối lượng sản phẩm theo Khoản 1 Điều 97 của Bộ Luật lao động.
Tiền lương được quy định như sau:
– Làm thêm vào ngày thường: tiền lương * 150% * số giờ làm thêm
– Làm thêm vào ngày chủ nhật: tiền lương * 200% * số giờ làm thêm
– Làm thêm vào ngày lễ tết: tiền lương * 300% * số giờ làm thêm
Người làm thêm ban đêm được trả thêm ít nhất 30% lương theo Khoản 2 Điều 97 của Bộ Luật lao động. Ngoài ra, theo khoản 3, người lao động còn được thêm 20% lương tính theo đơn giá lương mà ban ngày họ làm việc. Người lao động cũng được trả thêm giờ khi họ làm việc vào các ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ Tết.