Bỏ ngoài tai lời dị nghị, Vương Phạm quyết tâm lập nghiệp chỉ với 5 USD, từng bước gầy dựng sự nghiệp khủng tại Mỹ nhưng vẫn sợ “xám hồn” khi bị Sở Thuế điều tra
Đưa "chất xám" của người Việt cất cánh
Cũng như nhiều nhà khởi nghiệp khác, ông gặp khó khăn trong việc gọi vốn ở giai đoạn đầu. Ông có nhà đầu tư thiên thần, đã rót 4 triệu USD từ khi Realtime Robotics Inc mới thành lập năm 2014. Bản thân nhà sáng lập cũng phải bán nhà để nuôi startup.
Tiến sĩ Lương Việt Quốc mất 6 năm để tạo ra chiếc drone đầu tiên theo ý mình. Công ty đã tiêu hết hơn 100 tỷ đồng nhưng theo nhà sáng lập, nếu ở Mỹ, chi phí có thể cao gấp 10-20 lần.
Tên tuổi của Realtime Robotics Inc bắt đầu được biết đến nhiều hơn sau khi ra mắt chiếc drone có tên Hera. Tỷ lệ mà công ty tự thiết kế và tự chế tạo lên đến 90%. Điều đặc biệt của thiết bị bay không người lái Hera là vừa nhỏ gọn, vừa tối ưu hơn các dòng drone khác trong một số công việc, như công tác quân sự, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, với công suất quét tìm gấp đôi, mang tải nặng, có thể thả đồ tiếp tế, phao cứu sinh ngay khi tìm thấy nạn nhân, thay vì phải đợi lực lượng cứu hộ tìm được vị trí.
Theo đó, Hera có thể bỏ vào trong ba lô để một người mang, nhưng lại có thể nâng được tải tới 15 kg. Hơn thế nữa, chiếc drone này còn có thể mang được 4 tải cùng lúc, với mỗi tải có tầm quan sát 360 độ, đảm bảo sự minh bạch và an ninh dữ liệu.
Tháng 9/2022, Realtime Robotics Inc xuất khẩu lô hàng đầu tiên cho RMUS - một nhà phân phối drone chuyên nghiệp của Mỹ, gồm 10 sản phẩm (hệ thống) có giá trị nửa triệu USD. RMUS niêm yết Hera với giá 58.000 USD/chiếc, trong khi các sản phẩm cùng loại đang có giá khoảng 30.000 USD/chiếc. Ngoài ra, chiếc drone này còn được Công ty Valmont Industries - sở hữu một phần lưới điện ở Mỹ dùng để kiểm tra đường điện cao thế.
Tháng 9/2023, hãng tin Sputnik (Nga) đưa tin về chiếc drone HERA vừa hoàn thành chuyến bay thực chứng trong việc cứu hộ cứu nạn ở Đức, "thể hiện đẳng cấp" trên bầu trời đất nước 84 triệu dân. Hera mang camera quang và camera nhiệt, cộng thêm 2 chai nước (1,5 lít) và 3 túi chứa vật cứu thương và cứu hộ, cất cánh. Nó lượn vòng trên bầu trời xanh trong ở vùng Bavaria, lên đến độ cao 220m, tự động tìm thấy khói từ đám cháy sau đó hạ độ cao để tiếp cận mục tiêu cần cứu hộ và thả toàn bộ nước uống cũng như vật dụng cứu thương cho người cần cứu hộ nhanh chóng và chính xác. Giây phút Hera chạm đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, nó đã nhận được tràng pháo tay và sự tán thưởng nồng nhiệt từ những người dự khán, cũng như các chuyên gia có mặt.
Tại Việt Nam, khách hàng đầu tiên sử dụng Hera là Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an).
Công ty cũng đã giới thiệu sản phẩm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội, hướng tới thị trường Việt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, nông nghiệ. Ngoài Hera, Tiến sĩ Lương Việt Quốc cùng đội ngũ đã và đang phát triển các dòng drone tối ưu cho nông nghiệp Việt Nam, giúp phát hiện sâu, bệnh, hỗ trợ phun thuốc, bổ sung dinh dưỡng cây trồng.
Tuổi thơ nhặt rác trên dòng kênh đen, đào giun đêm kiếm sống
Tiến sĩ Lương Việt Quốc sinh ra trong một gia đình có 9 anh chị em, cùng sống dưới mái chòi rách chỉ rộng vỏn vẹn 10m2 nằm trên nhánh rạch của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ông hồi tưởng lại thời thơ ấu lam lũ trong một bài phỏng vấn với Vietnamnet: "Bây giờ đã có nhiều thay đổi, nhưng trước đây, đó là xóm nghèo dưới đáy xã hội với nạn trộm cắp, xì ke... Nhiều gia đình mưu sinh bằng nghề trộm cắp. Cuộc sống khiến họ phải vậy.
12 tuổi, tôi nhặt rác kiếm sống trên dòng nước đen đó. 13 tuổi, tôi bán chanh, ớt kiếm tiền. 15 tuổi, tôi móc giun chỉ dưới lòng kênh để bán cho các tiệm nuôi cá cảnh. Có những đêm dầm nước móc giun 5-6 tiếng, bán giun chỉ đủ tiền mua được 1kg gạo".
Với Lương Việt Quốc, việc nhịn đói 1-2 ngày đã trở thành chuyện bình thường, đến nỗi thời đó, ước mơ lớn nhất của ông là sau này đi làm chủ sẽ cho mình ăn no tùy thích, không cần lương.
Tiến sĩ Lương Việt Quốc, nhà sáng lập Realtime Robotics Inc
Tuy nhiên, cuộc đời tăm tối của cậu bé nơi xóm nghèo đã tìm được ánh sáng nhờ giáo dục. Sau khi hoàn thành chương trình lớp 12, Lương Việt Quốc không đỗ đại học. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục theo đuổi con đường học vấn tại trường Trung học Tài chính TP.HCM, rồi học tiếp lên hệ đại học tại chức. Ông học thêm cả tiếng Anh và đạt 660/677 điểm TOEFL.
Sau khi trúng tuyển học bổng Fulbright và hoàn thành bậc học Thạc sĩ tại Mỹ, Lương Việt Quốc tiếp tục được tám trường đại học tổ chức hàng đầu về đào tạo kinh tế nông nghiệp của Mỹ chấp nhận cấp học bổng đào tạo tiến sĩ, gồm Đại học Cornell, Berkeley, US Davis, Maryland, Wisconsin, Purdue, Minnesota, East - West Center. Trong đó Maryland đã hai lần gửi thư để nâng mức học bổng từ 30.040 USD/năm lên 37.168 USD/năm.
Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học California, Berkeley, ông dành thời gian sống và làm việc tại Silicon Valley. Đến năm 2014, Lương Việt Quốc thành lập Realtime Robotics Inc, đặt trụ sở tại San Francisco (Bay Area, Mỹ). Ba năm sau đó, ông trở về Việt Nam để xây dựng đội ngũ kỹ sư 100% người Việt, cũng là người Việt đầu tiên được cấp phép sản xuất drone.
Gặp cậu bé nhặt rác thông miệng cống thoát nước khiến dân mạng cảm phục
Trên đường đi học về, em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6 ở Đồng Nai đã dừng lại nhặt hết rác nằm che miệng cống thoát nước, hành động này đã 'đốn tim' cộng đồng mạng.
“Hạ Long kỳ hữu” –nơi ươm mầm tài năng nhí Đức Huy
Chu Đức Huy được đánh giá là thông minh và nhạy bén
Chu Đức Huy sinh năm 2013, là một gương mặt nhí xuất sắc của Cờ tướng đất Mỏ. Sinh ra tại thành phố Quảng Ninh, bén duyên với Cờ tướng từ khi mới 7 tuổi, Đức Huy không chỉ là gương mặt triển vọng của Cờ tướng Quảng Ninh mà còn là niềm tự hào của gia đình và cha mẹ em.
Theo anh Chu Văn Dũng, bố của Đức Huy: Nhà vô địch trẻ đến với Cờ tướng hết sức tình cờ, chỉ để hạn chế chơi điện tử, xem ti vi hoặc nghiện điện thoại.
Thế nhưng, mấy ai ở đất Cao Xanh, TP Hạ Long lại không biết rõ, bố của Đức Huy chính là chủ quán cafe mang tên đậm chất cờ "Hạ Long kỳ hữu". Và địa chỉ này chính là khởi nguồn cho hành trình thực hiện đam mê của cầu thủ nhí tài năng...
Bố và ông nội Đức Huy rất thích Cờ tướng nên mong muốn bồi dưỡng con trai tiếp nối sở thích này. Đó là lý do mà gia đình anh đã quyết định mở quán cà phê này để vừa là nơi hội tụ các bạn hữu, các cao thủ cờ phong trào, vừa mong tìm được không gian để con trai có thể học hỏi, cọ xát.
Ngày thường, quán là nơi khách vừa uống cafe vừa chơi cờ. Khoảng 1 tháng/lần, gia đình tổ chức một giải đấu nhỏ mang tên "Hạ Long kỳ đài", để các kỳ thủ tranh ngôi vị đài chủ. Đặc biệt, quán còn bố trí các kỳ thủ giao lưu với những trận đấu ngang tài, ngang sức. Khi các kỳ thủ năng khiếu tiến bộ hơn có thể gặp các kỳ thủ tốp đầu, có lực cờ tốt hơn. Dịp cuối tuần, hay những lúc rảnh rỗi, anh Dũng cũng tham gia chỉ dẫn một lớp khoảng 5-6 em nhỏ tập cờ. Ở những thời điểm đó, Đức Huy đều không bao giờ vắng mặt.
Những người mê Cờ tướng thích đến quán cà phê của gia đình Đức Huy ngồi đánh cờ vì có dịp gặp gỡ, kết bạn, thoả chí đam mê, hoặc tìm được cao thủ để kết giao... Còn với anh Chu Văn Dũng, quán đem lại cho anh niềm vui khi con trai Chu Đức Huy học hành ngày càng tiến bộ và cũng từ đây tiếp cận, phát triển thành một kỳ thủ Cờ tướng giàu triển vọng...
Và từ những tháng ngày được trải nghiệm Cờ tướng cùng bố, Huy sớm bộc lộ khả năng để đến hè năm học lớp 2, anh Dũng đã quyết định đăng ký cho con trai mình tham gia khoá học Cờ của Trường TDTT tỉnh. Chỉ sau khoảng 2 tháng học, Huy đã thi đỗ lớp Năng khiếu của Trường.
Ngoài năng khiếu được phát hiện, Huy có sự nhanh nhẹn, chuyên cần khiến nhiều thầy, cô giảng dạy tại trường năng khiếu phải trầm trồ ngợi khen. HLV Hoàng Ngọc Khánh – người thầy luôn đồng hành với Huy cho biết: “Cảm nhận đầu tiên của tôi là Huy có đôi mắt rất sáng, gương mặt tươi, toát lên vẻ thông minh, và khi vào giờ học em là học trò tiếp thu nhanh trên lớp. Không những vậy, em còn rất chuyên cần, vì thế rất nhanh tiến bộ...”.
Khác với nhiều bạn nhỏ thông thường chỉ chơi Cờ tướng vì tò mò hay chỉ chơi cho vui, Chu Đức Huy được cha mẹ truyền lửa và bồi dưỡng để trở thành một kỳ thủ chuyên nghiệp. Huy bắt đầu tập luyện từ mùa hè năm 2020 với thời lượng luyện tập 4 tiếng/ngày, gồm 2,5 giờ ở Trường TDTT tỉnh và 1,5 giờ làm bài tập ở nhà.
Cùng với sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, Huy còn được sự kèm cặp nhiều của gia đình. Em thường xuyên được bố dạy chơi cờ và đưa đến những môi trường có nhiều kỳ thủ để rèn luyện. Huy cũng tìm tòi, thường xuyên thi đấu trên môi trường trực tuyến, trên ứng dụng cờ Thiên tự kỳ. Đặc biệt, em được gia đình cho tham gia nhiều giải trẻ mở rộng, giải phong trào ở khắp nơi. Huy được gia đình cho tham gia từ 9-10 giải trẻ và giải phong trào ở Hà Nội, Bắc Giang...Vì thế mà Huy được tiếp cận nhiều cách đánh hay, nhiều thế cờ mới lạ, rèn khả năng thế mạnh của mình.
Ngoài việc học tập trên lớp với sự dẫn dắt của HLV Hoàng Ngọc Khánh, Chu Đức Huy còn được bố kèm cặp chơi cờ trên máy tính tại nhà với phương pháp mới nhất. Cuối tuần, Huy còn được bố đưa đến CLB Cờ tướng luyện tập thực tế với các anh, các chú, các bác có kinh nghiệm. Bố của Huy chia sẻ: Để cho con trai có được thời gian hợp lý, vợ chồng tôi đã phải lên kế hoạch cụ thể từ việc học văn hoá ở trường đến thời gian sinh hoạt và luyện tập, thi đấu. Tôi cũng hướng dẫn cháu những việc làm khác giúp đỡ bố, mẹ để Huy thêm linh hoạt hơn. Chúng tôi luôn ủng hộ, hỗ trợ mọi điều kiện để cháu trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp.
Với lối chơi thông minh, tự tin và đầy phóng khoáng, ngay lần đầu tham dự Giải vô địch Cờ tướng trẻ quốc gia năm 2022, Huy đã thi đấu vô cùng xuất sắc và giành được 5 HCV, trong đó có 2 HCV cá nhân nội dung cờ chớp và cờ truyền thống, 3 HCV đồng đội nội dung cờ nhanh, cờ chớp và cờ truyền thống.
Và ở giải Vô địch Cờ tướng trẻ Quốc gia năm 2023 tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Huy đã đánh thắng nhiều kỳ thủ phía Nam và thắng luôn cả thần đồng cờ tướng Lê Thế Bảo của đội TP Hồ Chí Minh ở nội dung cờ tiêu chuẩn. Kết quả, Huy giành được HCB cờ chớp, đặc biệt là HCV cờ tiêu chuẩn - nội dung cờ danh giá nhất, được giới chuyên môn đánh giá cao nhất. Đáng chú ý, Huy giành HCV cho lứa tuổi U12 trong khi em mới ở lứa tuổi U10.
2024 tiếp tục là năm thành công với Chu Đức Huy. Ở giải vô địch quốc gia 2024, Đức Huy giành 5 HCV cá nhân, đồng đội. Và vào cuối tháng 8/2024, em chính là 1 trong số 5 VĐV của miền Bắc góp mặt tại Vòng chung kết giải Thần đồng Cờ tướng 2024, trước khi lên ngôi vô địch.
Ở ván đấu quyết định trong Vòng chung kết giải Thần đồng Cờ tướng Đức Huy với chỉ 1 Pháo và 1 Tốt qua sông vẫn đánh bại Lê Pha còn đủ đôi Sĩ và đôi Mã.
Với chiến thắng này, Đức Huy chính thức trở thành nhà vô địch năm đầu tiên và được nhận khoản thưởng 50 triệu đồng, cộng thêm học bổng toàn phần trong 5 năm tại Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam. Giá trị học bổng là 3 triệu đồng/tháng.
Với thành tích trên, kỳ thủ nhí sinh năm 2013 tại TP Hạ Long nằm trong danh sách các VĐV được tuyển chọn đi thi đấu giải Cờ tướng trẻ thế giới ở Mỹ thời gian tới. Đây là tin vui với Cờ tướng Quảng Ninh cũng như gia đình của Đức Huy.
Đức Huy từng chia sẻ: “Em rất mê tuyển thủ Đặng Cửu Tùng Lân. Điều em hướng tới là phấn đấu trở thành kỳ thủ giỏi thi đấu nhiều giải quốc tế như thần tượng của mình”
Còn với HLV Hoàng Ngọc Khánh, người thầy giáo đáng kính, nhiều năm đồng hành cùng em trong các giải đấu lớn nhỏ, chứng kiến những thời khắc thành công của em khẳng định: Huy có đủ bản lĩnh để đi thi đấu ở những giải lớn trong nước và quốc tế. Chúng tôi đánh giá cao năng khiếu và tố chất của Huy. Thời gian qua, cậu bé đã có những bước tiến bộ rất nhanh chóng và khẳng định tên tuổi của mình từ khi còn rất nhỏ. Tính tình của em rất vui vẻ, nhiệt huyết, có năng khiếu, đam mê theo đuổi môn cờ. Và đó chính là những phẩm chất vô cùng cần thiết đối với 1 kỳ thủ muốn vươn tầm ở những giải đấu chuyên nghiệp trong tương lai...
Năm 2002, câu chuyện về Lương Việt Quốc - chàng trai lớn lên bên dòng kênh đen Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nơi anh gọi là "xóm nghèo dưới đáy xã hội", trúng tuyển học bổng Fulbright (Mỹ) đã khiến nhiều người ngạc nhiên và khâm phục. Khi ấy, Lương Việt Quốc vượt qua gần 600 ứng viên để trở thành một trong 26 người Việt Nam nhận được suất học bổng này. Hai năm sau, anh nhận tấm bằng thạc sĩ hạng xuất sắc của Đại học Cornell (trường xếp hạng top 10 của Mỹ) với thành tích 11 môn của hai năm học đều đạt điểm A, điểm trung bình tốt nghiệp 4.0 (điểm xếp hạng cao nhất).
Đến năm 2022, nhân vật này lại một lần nữa gây nhiều chú ý khi là người đứng sau thiết bị bay không người lái (drone) duy nhất trên thế giới nhỏ gọn, vừa vặn để mang trong ba lô cá nhân nhưng nâng được 15 kg và cũng đủ không gian mang cùng lúc 4 tải (thiết bị). Chiếc drone được làm ra từ "100% trí tuệ Việt" đã được xuất khẩu sang Mỹ, giúp Tiến sĩ Lương Việt Quốc trở thành người Việt đầu tiên làm được điều này.