Cùng phân biệt biên dịch (interpretation) và phiên dịch (translation) nha! - Phiên dịch (translation) được định nghĩa là công đoạn chuyển đổi một câu nói, một chữ hoặc một văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, chúng được thể hiện qua lời nói của phiên dịch viên. Những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này phần lớn thường phải đi nhiều nơi, gặp gỡ không ít người. Vì vậy cơ hội phát triển nghề nghiệp và mở rộng các mối quan hệ giao tiếp khá lớn. Ở mỗi lĩnh vực hoạt động, các loại biên phiên dịch sẽ có những yêu cầu khác nhau, đòi hỏi biên phiên dịch viên phải linh hoạt thay đổi. - Biên dịch (interpretation) còn được xem là một hình thức khác của phiên dịch nhưng được trình bày qua văn viết. Biên dịch viên sẽ có nhiều thời gian nghiên cứu, biên soạn, ghi chép lại nội dung được chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Vì thế, các văn bản được biên dịch đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Không chỉ cung cấp thông tin đầy đủ cho người đọc, mà câu văn còn phải trau chuốt, chỉn chu.
Chuyên ngành Biên phiên dịch tiếng Anh học gì?
UEF luôn chú trọng nâng tầm chất lượng đào tạo, mang đến cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng tiên tiến, “hội nhập” nhất
Quan niệm cho rằng bất kỳ ai giỏi ngoại ngữ cũng có thể trở thành biên dịch viên là cách nhìn nhận chưa đầy đủ. Ngoài khối kiến thức về tiếng, sinh viên tiếng Anh biên – phiên dịch UEF còn được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính – ngân hàng, nhà hàng – khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế, du lịch… Đặc biệt khả năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm, đàm phán, thương thuyết... Việc trau dồi những kiến thức, kỹ năng ấy sẽ trở nên dễ dàng hơn trong môi trường học tập song ngữ thân thiện, hiện đại với sự giảng dạy tận tình của cả giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam. Sinh viên được tạo điều kiện học tập và thực hành nghề dịch qua nguồn tài liệu tham khảo phong phú, tham gia hội thảo về những chủ đề đa dạng, trở thành nhân tố tích cực của câu lạc bộ tiếng Anh cùng các bạn sinh viên có chung niềm đam mê ngoại ngữ,...
Nhu cầu tìm kiếm cầu nối ngôn ngữ trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh doanh, thương mại, truyền thông cho đến du lịch, ngoại giao hứa hẹn cánh cửa nghề nghiệp của các bạn tốt nghiệp chuyên ngành Biên phiên dịch tiếng Anh luôn rộng mở. Sở hữu trong tay ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, bạn dễ dàng nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn. Đặc biệt là tại các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia, nơi tiếng Anh gần như là ngôn ngữ sử dụng thường ngày. Đối với một biên - phiên dịch giỏi, cơ hội nắm giữ các vị trí then chốt tại các nhà xuất bản, các công ty dịch thuật là rất lớn. Theo học chuyên ngành này, các bạn cũng có thể trở thành một phóng viên, biên tập viên mảng quốc tế, dịch thuật tự do. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn hoặc giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh biên dịch tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ.
Trong thực tế khi muốn làm việc tại các công ty Nhật Bản, thành thạo ngôn ngữ Nhật là một điều kiện tất yếu. Tuy nhiên, để có thể làm tốt công việc này, nếu không có đầy đủ kiến thức và kỹ năng biên - phiên dịch tốt thì sẽ phải đối mặt với khá nhiều khó khăn.
Nắm bắt được nhu cầu nguồn nhân lực và sự cần thiết của biên phiên dịch tiếng Nhật trong bối cảnh Việt Nam hội nhập, mở cửa thu hút chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, ngành học Biên - Phiên dịch tiếng Nhật tại trường Đại học Duy Tân được xây dựng nhằm đào tạo nên những Biên - Phiên dịch tiếng Nhật chuyên nghiệp trong tương lai.
Biên - Phiên dịch tiếng Nhật là một trong những công việc mà công cụ lao động chính là ngôn ngữ, đòi hỏi nguồn kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên ngành, đảm bảo ngôn ngữ đích phải được dịch đầy đủ, sát nghĩa từ ngôn ngữ nguồn.
Học tại Khoa Tiếng Nhật của Trường Ngoại ngữ (thuộc Đại học Duy Tân), bên cạnh việc đào tạo ngôn ngữ và văn hoá Nhật, các em sẽ được đào tạo bài bản các kỹ năng trong ngôn ngữ để có thể sử dụng nhuần nhuyễn kỹ năng kết hợp với các kiến thức chuyên ngành cho mục đích trở thành biên - phiên dịch chuyên nghiệp.
Khi ra trường đi làm, biên dịch viên sẽ đóng vai trò là một người trung gian, là cầu nối để có thể giải mã các thông tin bằng ngôn ngữ, mà cụ thể ở đây là dịch các tài liệu từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại.
Ngành học Biên - Phiên dịch tiếng Nhật sẽ đào tạo các kiến thức cần thiết về ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), văn hoá - con người - lịch sử - văn học Nhật Bản cho sinh viên, đảm bảo cho việc tích luỹ đủ sâu rộng và toàn diện các khía cạnh liên quan đến Nhật Bản.
Trang bị cho sinh viên về thủ thuật, kỹ năng biên phiên dịch và những đặc thù trong lĩnh vực dịch thuật.
Đào tạo các thuật ngữ, kiến thức cơ bản về các lĩnh vực chuyên ngành như du lịch, thương mại và trang bị thêm các kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ 2, giao tiếp liên văn hoá...
Ngoài việc chú trọng kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, sinh viên Duy Tân còn được bồi dưỡng thêm nhiều kỹ năng “mềm” như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông,...
Ngoài ra, chương trình hợp tác đào tạo Việt - Nhật của Đại học Duy Tân như trao đổi sinh viên, thực tập doanh nghiệp, nâng cao trình độ tiếng Nhật cùng cơ hội thực tập có lương tại Nhật Bản (Intership), cũng như là cơ hội du học tại đất nước mặt trời mọc… đều đang rộng mở với các em - những sinh viên biết nắm bắt cơ hội và cố gắng trong học tập.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Biên - Phiên dịch tiếng Nhật có thể làm việc trong những lĩnh vực có sử dụng tiếng Nhật như:
- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức kinh tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài với vai trò biên - phiên dịch, gặp gỡ, đàm phán, tiếp xúc song phương…
- Làm biên - phiên dịch tiếng Nhật tại các công ty trung tâm dịch thuật, các công ty của Nhật Bản hay có vốn đầu tư, hợp tác với Nhật…
- Giảng dạy tiếng Nhật cho người Việt, hoặc giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật.
- Có khả năng nghiên cứu, trở thành chuyên gia ngôn ngữ Nhật và học lên trình độ sau đại học để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu.