Sasin đã trở thành cái tên quen thuộc với những ai yêu thích mì cay tại Sài Gòn. Với hơn 20 địa điểm trải dài khắp các quận, Sasin luôn là lựa chọn tiện lợi mỗi khi bạn thèm một tô mì cay nóng hổi. Không gian quán rộng rãi, được thiết kế theo phong cách ngồi bệt truyền thống của Hàn Quốc. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, bạn có thể cảm thấy hơi chật chội do lượng khách đông.
Bộ sưu tập nổi bật/ Bộ sưu tập khác của Foody
7 Địa điểm - Hoàng Việt Nguyễn
Từng sản phẩm Tâm Cook được đầu tư rất kỹ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Với nguồn thực phẩm “tươi, sạch – quy trình sạch – không chất phụ gia, không chất bảo quản”, Tâm Cook không ngừng nghiên cứu, phát triển và cam kết mang đến những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất như một lời tri ân đối với sự yêu mến và tin dùng của quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TOÀN CẦU LỘC THIÊN PHÚ
20 Lý Tuệ, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM
MST: 0314874841 | CSKH : 02822 537 368
Hotline : 0911 616 799 | 0974 643 463
Email: [email protected] | Website : vattudienlanhsg.com
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Toàn Cầu Lộc Thiên Phú là đơn vi đại lý phân phối vật tư ngành lạnh chính hãng của những nhà sản xuất nổi tiếng hiện nay như :
Thái Lan ( Luvata ),Hàn Quốc ( Taise ),Malaysia,Trung Quốc ( Halliang ),Việt Nam (Toàn Phát )....
Tất cả sản phẩm đều là hàng chính hãng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất (kèm theo phiếu Co,Cq và các chứng từ liên quan khác ).
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Toàn Cầu Lộc Thiên Phú mong muốn đem lại sự hài lòng cho khách hàng không chỉ riêng sản phẩm. Chúng tôi cam kết cung cấp và phục vụ tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
Với định hướng xây dựng Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Toàn Cầu Lộc Thiên Phú trở thành thương hiệu bán hàng điện lạnh, điện tử,vật tư hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ là địa chỉ tin cậy tuyệt đối cho khách hàng muốn tìm kiếm những sản phẩm uy tín, chất lượng được đảm bảo dựa trên cam kết bảo hành, chính sách đổi, trả và dịch vụ bảo hành sản phẩm của chúng tôi.
Định hướng phát triển của công ty
Giữ vững và ngày càng tăng tốc độ phát triển trên mọi chỉ tiêu: doanh số, thị phần, nhân lực, giá trị thương hiệu, số lượng và chất lượng sản phẩm. Tập trung các nguồn lực để cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đội ngũ nhân viên sáng tạo, năng động. nhiệt tình và ham học hỏi, Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Toàn Cầu Lộc Thiên Phú tự hào khi mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với giá ưu đãi, tư vấn miễn phí và giao hàng tận nơi.
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Toàn Cầu Lộc Thiên Phú xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng và xin gửi tới Quý khách lời chào trân trọng!!!
1. Kiểm tra lại chiếc điều khiển xem sao bao gồm các bo mạch và dây dẫn bên trong nó.
2. Hãy chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp với nhu cầu của bạn thôi, không khí quá lạnh sẽ dễ làm bạn cảm cúm đấy !
Điều hòa nhà mình hoạt động chập chờn, lúc được, lúc không
1. Bạn đã nạp gas đầy đủ cho điều hòa nhà mình chưa? Thiếu thì không ổn chút nào mà dư cũng không đấy !
2. Có lẽ dàn ngưng tụ hiện đang bị mắc kẹt 1 thứ gì đó ?
3. Xem cuộn dây contactor trong máy nén thế nào rồi.
4. Đường ống gas có kẹt gì trong đó không ?
5. Điện thế có quá thấp so với chuẩn không ?
6. Bầu cảm biến của van tiết lưu có lẽ đã bị xì rồi đấy.
7. Ống mao và van tiết lưu có bị tắc nghẽn không nhỉ ?
1. Thử xì gas, nếu thiếu gas thì hãy mau sạc bổ sung vào ngay nhé !
2. Đã sử dụng quá lâu rồi, giờ thì lo bảo trì dàn nóng thôi.
3. Xem lại thông mạch coil và mọi tiếp điểm.
4. Thay thế các chi tiết bị cản trở nào.
7. Thay valve hoặc thay ống mao.
Máy nén gây ra tiếng ồn khi hoạt động
1. Có khi bu lông, óc vít đã bị lỏng rồi đây.
3. Nhiều khi các thiết bị nhỏ trong máy bị hỏng mất rồi.
4. Bạn có tháo các tấm vận chuyển ra khỏi máy chưa ?
5. Có sự va chạm giữa ống với nhau hoặc là do vỏ máy điều hòa.
Hướng giải quyết: 1. các bạn cần kiểm tra xem có con óc nào lỏng không ? Xiết thật nó lại nhé.
2. Sau đó rút bớt gas đi nào bạn ơi.
3. Bên cạnh đó, bạn nên đi tìm mua 1 máy nén mới cùng mã số, thương hiệu, đúng công suất,… để thay thế máy nén cũ nhé.
4. Tiến hành tháo gỡ các tấm vận chuyển ra để tranh va chạm và gây tiếng ồn.
5. Thêm vào đó, bạn nắn thẳng lại các đường ống, xem thử các bu-lông phía dưới đáy máy nén xem có bị lỏng hay không ? Nếu thấy lỏng thật thì nên xiết lại vừa thôi, không nên quá chặt.
Áp suất của điều hòa ở mức quá cao
1. Lắp đặt cảm biến không đúng vị trí.
4. Máy nén hoạt động như không hoạt động.
1. Tiến hành thay đổi lại vị trí nào.
2. Tiến hành rút bớt lại lượng gas đã sạc.
3. Kế đó, bạn kiểm tra lại bộ phận tải.
4. Tiếp theo bạn hãy kiểm tra lại hiệu suất máy nén.
1. Có thể cuộn dây contactor gặp sự cố mất rồi.
2. Có thể tụ điện bị ngắt mạch hoặc đã bị hỏng rồi chăng ?
3. Có thể bị đứt dây hoặc mạch quá ngắn.
4. đồng thời động cơ quạt bị chạm vỏ hoặc ngắn mạch.
1. Bạn cần bình tĩnh xem lại bộ phận thông mạch coil và quan sát các tiếp điểm.
2. Các bạn tiến hành check tụ điện bằng đồng hồ.
3. Các bạn tiến hành check mạch điện bằng đồng hồ.
4. Các bạn tiến hành check độ cách điện bằng đồng hồ.
Từ khoảng 100 năm nay, có ba dòng người Hà Nội di dân vào Sài Gòn trong 3 giai đoạn: trước 1954, năm 1954 và sau 1975. Họ sống rải rác ở hầu hết các quận của TP.HCM, nhưng tập trung nhiều nhất là ở quận 1, quận 3 và quận Tân Bình. Trong đó, khu dân cư K300, khu phố 4, phường 12, quận Tân Bình được xem là một “lát cắt” của Hà Nội ở vùng đất phương Nam này. Không tiếng nhạc xập xình, không quán xá ồn ào, khu dân cư là một Hà Nội tĩnh lặng, trầm mặc với những mái nhà mang kiến trúc cổ, những tiếng nhạc dân ca, ca trù êm dịu, cùng những quán hàng xén nhỏ xinh.
Một quán phở của người Hà Nội ở TP. HCM
Phong cách của người Hà Nội ở Sài Gòn có lẽ không thể nhận ra qua một cái liếc nhanh khi đi trên đường. Mà phải tiếp xúc với họ, bước vào không gian ngôi nhà của họ mới có thể nhận ra “chất Hà Nội” vẫn còn neo giữ trong tâm hồn họ. Người Hà Nội ở Sài Gòn, vừa có nét thanh lịch của người xứ Tràng An, lại vừa pha chút phóng khoáng của người dân Nam Bộ. Người Hà Nội dẫu vài ba đời ở Sài Gòn, vẫn đi nhẹ, nói khẽ, vẫn giữ những chuẩn mực của ngôn ngữ giao tiếp, nề nếp gia đình như phong tục ngoài Bắc. Con cháu trong nhà luôn biết kính trên, nhường dưới, đi thưa về gửi. Không khí gia đình luôn hòa thuận, ấm áp. Trong bữa cơm gia đình, hay dịp cúng giỗ luôn có hương vị của những món ăn Hà Nội trong đó.
Không lẫn vào đâu được cái “chất người Hà Nội” ở Sài Gòn là phong cách ẩm thực của họ. Ở khu phố K300 của người Hà Nội cứ mỗi dịp Tết đến là lại có một phiên chợ lá dong. Chợ chỉ họp trong vài ngày sắp Tết, bán toàn lá dong, lạt giang từ ngoài Bắc chuyển vào dùng để gói bánh chưng.
Giữa TP. HCM có một siêu thị Hà Nội như một cái chợ miền Bắc thu nhỏ, mùa nào bán thức nấy. Chúng ta có thể tìm mua ở đấy từ những món như giò Hà Nội, gạo nếp, đến những thứ như lá húng lìu, tía tô, quả sấu non, ô mai, bánh cốm... Và nhiều năm nay, mỗi dịp Tết về, lẫn trong những cội mai vàng của miền Nam là sắc màu hồng ngày Tết đặc trưng của Hà Nội, màu hoa đào Nhật Tân. Sắc màu hồng thắm của Bích đào, hồng phớt của Đào phai làm dịu đi cái nắng muôn thủa của vùng đất phương Nam này.
Phở Bắc là một trong những món ăn đặc trưng ở Sài Gòn. Nhưng phở Bắc khi vào trong này, hương vị và nguyên liệu đã thay đổi đi khá nhiều để phù hợp với khẩu vị của người miền Nam. Chỉ có quán phở Thìn, nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 là được nhiều người công nhận vẫn còn nguyên cái hương vị của phở Hà Nội. Một quán phở mà như có người từng nói rằng, khi đến ăn không chỉ là ăn phở Hà Nội, mà là vài chục phút được sống trong cái không khí của Hà Nội, hơi thở của Hà Nội. Bởi người chủ quán, trong nỗi thương nhớ Hà Nội của lòng mình, đã biến quán phở thành một không gian rất… Hà Nội. Với đường nhựa cũ, cột điện cũ, vỉa hè cũ giữa hai bên dãy phố cổ chạm nổi trên tường, tô, chén, dĩa, muỗng là gốm sứ Bát Tràng chính hiệu.
Người Hà Nội ở Sài Gòn, ngay đến công việc làm ăn cũng không xô bồ, vội vã. Có thể họ không là tri thức, có thể họ cũng buôn thúng bán mẹt, cũng giao dịch, buôn bán mà sao vẫn thấy có chút gì chậm rãi, khoan thai, lịch thiệp ở trong đó. Người Hà Nội ở Sài Gòn sống mỗi ngày cùng những sợi dây vô hình với gốc gác, quá khứ của mình. Như trong “Thương nhớ mười hai”, nhà văn Vũ Bằng từng viết “Ăn một tô hủ tíu thì nhớ đến phở Bắc chính cống ăn vào một buổi sáng rét căm căm. Trông thấy cua bể thì nhớ đến bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ. Gặp một ngày bão rớt thì lòng lại buồn rười rượi, nhớ đến thu sơ với gió may, hoa vàng”.
Nhưng cái nỗi thương nhớ ấy là thương nhớ về một Hà Nội trong lòng những người Hà Nội ở Sài Gòn. Là những níu kéo để gìn giữ miền ký ức về nơi mình đã sinh ra, và từ đó ra đi đến sinh sống ở một vùng đất khác lạ về văn hóa, tập tục. Còn giờ đây với Sài Gòn, Hà Nội không còn khoảng cách của nỗi nhớ vời vợi về khoảng cách, bởi dấu ấn kinh kỳ mà người Hà Nội mang theo trong hành trình hội nhập với vùng đất phương Nam này đã tạo nên một phong cách Hà Nội ở Sài Gòn.
Ban đầu, tiệm phở Minh cũng không có rau giá ăn kèm, nhưng rồi khách hàng yêu cầu nên phải nêm đường, thêm rau giá, tương đen, tương đỏ cho phù hợp gu của thực khách. Ảnh: VGP/Giang Vũ
Vào năm 1941, theo nhà báo Phạm Công Luận, tờ tuần báo Phú Thọ Công Thương có đăng một quảng cáo lược lại như sau: "Sạch sẽ và ngon có tiếng: Hà thành phở Bắc". Phía dưới nêu rõ: "Tiệm cơm Annam chuyên nấu các món ăn Bắc: Món phở và sách bò theo đúng như ngoài Bắc". Quán "Hà thành phở Bắc" này đặt địa chỉ tại số 17 đường Galliéni (Trần Hưng Đạo, Quận 1 ngày nay). Câu quảng cáo khẳng định tính nguyên bản của món phở Bắc được nấu và bán tại Sài Gòn từ năm 1941.
Nhà nghiên cứu Lý Lược Tam, gốc Triều Châu kể: Phở thoạt đầu là thức ăn của người bình dân, bán trên xe đẩy của người Bắc di cư đi khắp hang cùng ngõ hẻm những năm sau 1945. Lúc đầu chỉ có món phở tái nêm nước mắm. Sau bán thịt tái không hết, họ luộc thịt làm thêm phở chín. Đầu những năm 1960, người Tàu Chợ Lớn chế ra tương đỏ, tương đen và phở tiếp nhận luôn yếu tố ngoại lai này. Sau đưa lát chanh tươi vắt vào nước lèo tạo vị ngọt thanh, thêm giá trụng, hành chần, rau ngò gai, quế… và bây giờ có cả rau ngổ, giá sống và hành tây xắt mỏng.
Theo lời kể của chủ tiệm phở Bình (7 Lý Chính Thắng, Quận 3), ông Ngô Toại, vào năm 1946 ông từ Bắc trốn vào miền Nam và từ hai bàn tay trắng, ông bắt đầu lập nghiệp, thu được một số vốn sau đó mở một chòi bán phở nhỏ tại đây. Tiệm phở Bình tọa lạc ngay vị trí trung tâm thành phố, thời chiến, tiệm sát vách với Sở Mỹ (Cơ quan viện trợ của người Mỹ đóng tại Sài Gòn), hằng ngày có nhiều lính Mỹ thường xuyên ra vào quán để ăn uống. Tuy nhiên, tận dụng chiêu thức tâm lý "nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất", vào năm 1963, tiệm phở Bình đã được chọn làm địa điểm liên lạc, nuôi giấu cán bộ đơn vị F100 thuộc biệt động Sài Gòn.
Theo nhà văn Tô Hoài, ở Sài Gòn năm 1940 chỉ có hai chỗ bán phở Bắc. Một là ở hẻm đường Espagne tức là đường Lê Thánh Tôn hiện nay và một ở Chợ Cũ (khu vực đường Hàm Nghi). Rồi đến năm 1950, tức là mười năm sau đó, phở Bắc chỉ phát triển thêm mỗi một tiệm ở đường La Grandière (Lý Tự Trọng).
Ông Trần Văn Phồn (đã mất), chủ tiệm phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi từng chia sẻ: Sinh ra tại Hà Nam, lớn lên ông Phồn theo anh trai đi bán phở ở Ngã tư Sở (Hà Nội) những năm 1930-1940. Thời đó, hai anh em thuê một cái nhà nhỏ và để xe phở ở đó, người bán chỉ bỏ thịt và gia vị vào tô phở, khách sẽ tự chan nước dùng vào tô rồi kiếm chỗ ngồi ăn. Mỗi ngày nấu chỉ một nồi phở, bán hết là nghỉ. Năm 1947, ông vào Sài Gòn và sinh sống bằng cách mở xe phở.
Lúc đầu ông bán phở ở đường Nguyễn Văn Giai (Tân Định), sau đó thuê một chỗ rộng và dựng quán lợp tôn ở đường Trần Cao Vân (vị trí ngày nay là Nhà thiếu nhi Quận 1) để bán. Sau này người chủ bán mảnh đất lại cho Mỹ nên ông phải chuyển ra đường Mạc Đĩnh Chi gần đó.
Thời kỳ đầu ông Phồn bán phở, người bán chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong ký ức của ông, có phở 79 (nằm ở vị trí quán Dìn Ký, đường Nguyễn Trãi ngày nay), phở Minh, xe phở Tương Lai (nằm ở đường Lý Thái Tổ bây giờ), phở Bình ở chợ Bà Chiểu, phở Lý Bổng (bà con với phở Bình - Lý Chính Thắng), phở Hương Nam…
Ông Uông Văn Bình, chủ tiệm phở Dậu (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cho biết: Mẹ ông là bà Dậu mở quán phở ở Sài Gòn từ năm 1958, sau khi di cư từ quê hương Nam Định vào. Nam Định là một trong những nơi có nhiều người theo nghề nấu phở. Theo tư liệu của các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố Hàng Hành. Ông Bình cho biết, cách nấu phở bây giờ vẫn giữ nguyên công thức như xưa của bà Dậu, chỉ dùng xương ống bò để nấu nước phở.
Chủ nhân tiệm phở Minh (hẻm Pasteur, Quận 1) tiết lộ: Vào những năm 1940 ở Sài Gòn người ta bán phở gánh trước, sau đó mới đến xe phở. Hồi đó, phở Minh cũng không có rau giá, nhưng rồi khách hàng yêu cầu nên phải nêm đường, thêm rau giá, tương đen, tương đỏ cho phù hợp gu của thực khách.
Ông Trần Minh và các anh chị em rời quê ở Hà Đông - Hà Tây cũ vào Sài Gòn từ những năm 1920, sau khi làm một số nghề thì quay sang bán phở, học nghề từ ông bác ruột tên là ông Kỉnh, trước bán phở ở đường La Grandière (nay là đường Lý Trọng). Không biết ông Minh có cải tiến cách nấu phở không mà phở của ông bác thì không nổi tiếng, còn phở Minh vào những năm 1950 thì nổi như cồn, thu hút các các văn nghệ sĩ, chính khách miền Nam kéo tới nườm nượp.
Sợi phở của các tiệm phở Nam nhỏ hơn và dày hơn so với phở gốc Bắc, hình thức nhìn như sợi hủ tiếu. Ảnh: VGP/Giang Vũ
Theo tác giả Võ Đắc Danh trong bài ký Phở Hà Nội ở Sài Gòn thì chủ nhân của gánh phở Tàu Bay mà Tô Hoài nhắc đến tên thật là Phạm Đăng Nhàn. Ông Nhàn bán phở gánh ở vườn hoa Hàng Kèn, trước cổng sở hưu bổng Đông Dương từ năm 1938. Phở của ông ngon nổi tiếng nhưng khách qua đường không biết ông tên gì, chỉ thấy ông đội chiếc mũ cát két cũ của phi công nên gọi ông là Tàu Bay. Năm 1954, ông Nhàn di cư vào Sài Gòn và mở quán phở Tàu Bay trên đường Lý Thái Tổ. Ông mất năm 1976, phở Tàu Bay trở thành gia sản của bốn người con và gần mười người cháu nội, cháu ngoại giữ gìn và phát triển thương hiệu.
Nhìn lại lịch sử phở di cư, có thể thấy toàn các nhân vật xuất chúng với tay nghề nấu phở di cư vào Sài Gòn. Giờ đây, để đi tìm các tiệm phở gốc Bắc lâu đời nhất, bạn có thể đến Phở Minh, Phở Dậu, Phở Tàu Bay, Phở Bình, Phở Cao Vân… Một số tiệm thì không rau giá, một số tiệm vẫn chiều lòng thực khách miền Nam có rau giá, tuy nhiên điểm chung là hầm xương ống bò cho ra nước dùng thanh ngọt, có nêm đường nhưng rất ít, có thể ăn phở không rau giá vẫn hợp.
Tiệm phở Bắc đời mới hơn có thể kể tên Phở Phú Gia (Lý Chính Thắng), Phở Phú Vương (Lê Văn Sỹ quận Tân Bình), Phở Việt Nam (Trần Quốc Toản, Quận 3), Phở Định (Quận 7), Phở Xích (Quận 7)…
Phở vị Nam ăn kèm rau (lá quế, ngò gai, ngò ôm), giá trụng, tương đen, tương đỏ rất hợp vị. Ảnh: VGP/Giang Vũ
Phở vị Nam, dòng phở khác hoàn toàn
Phở vị Nam đương nhiên "made in Sài Gòn". Người miền Nam sau khi mê phở thì tìm cách mày mò nấu phở theo cách của họ. Phở vị Nam cũng có trường phái chỉ hầm xương ống như phở Bắc, nhưng cũng có trường phái hầm nhiều loại xương, nước đục mà không trong, và chắc chắn phải nêm thêm đường phèn cho vị ngọt thanh.
Dòng phở Nam chính tông phải kể tới Phở Hoà (Pasteur, Quận 3), Phở Hùng (đường Nguyễn Trãi, Quận 1), Phố Hàng Phở (Quận 10), Phở 2000 (Phan Chu Trinh, Quận 1), Phở Quyền (Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận), Phở Hiền Văn Hiến (Trần Quốc Toản, Quận 3), Phở Nhà (Nguyễn Văn Thương, Bình Thạnh), Phở Bi Sắt (Ngô Quyền, Quận 5), Phở 25 (Quận 8), Phở Đệ Nhất (Phạm Văn Hai, quận Tân Bình)…
Nếu như gia vị ở tiệm phở gốc Bắc chủ yếu là gừng nướng, hành nướng, có nơi thêm hồi, quế, thảo quả, đinh hương (cho rất ít) thì phở Nam cũng gia vị như trên mà nhiều hơn, nồng nàn hơn, có thêm cả hạt mùi già (hạt ngò), hạt tiểu hồi hương (fennel), thậm chí có thêm cả mía nướng.
Do vị khác, mùi cũng khác nên những người gốc miền Nam sẽ thích khẩu vị này hơn. Như vậy, từ thời kỳ đầu, phở chỉ có gừng và hành khô nướng, sau một quá trình phát triển, gia vị cho vào phở đã phong phú hơn rất nhiều và đương nhiên, vị phở cũng thay đổi theo thời gian.
Sợi phở của các tiệm phở Nam cũng khác tiệm phở gốc Bắc, sợi nhỏ hơn và dày hơn, hình thức nhìn như sợi hủ tiếu dai cọng to vậy.
Phở vị Nam ăn kèm rau (lá quế, ngò gai, ngò ôm), giá trụng, tương đen, tương đỏ rất hợp vị. Tô phở thơm hương nồng nàn.
Quá trình phát triển, gia vị cho vào phở phong phú hơn, nước phở Nam có thêm cả hạt mùi già (hạt ngò), hạt tiểu hồi hương (fennel), thậm chí có thêm cả mía nướng. Ảnh: VGP/Giang Vũ
Phở người Hoa nổi danh không kém
Người Hoa ở Sài Gòn cũng "định nghĩa" lại phở theo cách nấu của họ. Một trong những tiệm phở của người Hoa lâu đời nấu hợp khẩu vị người Sài Gòn là tiệm phở Lệ (Nguyễn Trãi, Quận 5). Tiệm có phở nạm, phở bò viên, phở tái, phở gân rất phong phú. Nồi nước dùng có nhiều nước béo và rất nhiều thực khách đã gọi thêm chén nước béo để ăn kèm phở.
Phở Phiêu Ký đường Nguyễn Án (Quận 5) cũng là một tiệm phở kiểu Hoa nổi danh. Phở tại đây khác hẳn với dòng phở phổ thông khác vì có phở lá sách, phở pín, phở tái nai, phở tổ ong, phở bao tử… vị lạ. Tạm gọi là kiểu phở nội tạng của con bò, giá khá cao và đông khách.
Phở là một món ăn được yêu thích đến mức, đến vùng đất nào sẽ được người dân tại đó tiếp thu và biến đổi cho phù hợp với lối sống và cảm quan của họ. Ăn tô phở Hà Nội sẽ rất khác với tô phở Sài Gòn, càng rất khác với phở ở Huế và Đà Nẵng…
Vì vậy, phở chỉ còn là tên gọi, còn nội dung của tô phở thì cứ theo khẩu vị của mình mà lựa chọn.
TP - Có nhiều người thường hỏi tôi: “Người Hà Nội vào Sài Gòn giờ ra sao?”. Thật khó trả lời, vì dân Hà Nội đến xứ này đã hàng trăm năm, qua bao nhiêu thế hệ, mỗi thời một khác. Chỉ riêng có nỗi nhớ Hà Nội là vẫn vẹn nguyên.
Những người được gọi là dân Hà Nội vào Nam thì không hẳn là người gốc Hà Nội (mà tìm đâu cho ra người gốc Hà Nội? Dân Hà Nội cũng từ các tỉnh tới lập nghiệp mấy đời là nhiều). Những người ở phố hàng cũng có, người từng làm việc tại Hà Nội cũng có, những người vùng lân cận Hà Nội… họ cũng được người Sài Gòn gọi chung là người Hà Nội. Đôi khi “cô em Bắc Kỳ” cũng được hiểu là “cô gái Hà Nội”, hay tấm “Áo lụa Hà Đông” cũng tượng trưng cho Hà Nội.
Ở quận 4 có một xóm làm nhạc cụ, chủ yếu làm đàn ghi ta. Họ hành nghề từ thời Pháp đến giờ. Rất nhiều người nghĩ rằng đó là đàn Sài Gòn, đàn miền Nam. Nhưng khi tôi tới gặp các nghệ nhân ở quận 4 nổi tiếng trong ngành đàn, họ nói với tôi: “Chúng tôi dân gốc Bắc. Thời Pháp làm đàn ở Hà Nội, cho chủ người Tây. Khi chủ vào Nam, chúng tôi vào theo, từ đó mà lập nghiệp chốn này”. Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường tìm tới tận xóm làm đàn để đặt cho mình những cây đàn ưng ý. Có khi ông còn đặt làm để tặng cho bạn bè của ông nữa.
Có người vào Sài Gòn làm công nhân, cũng có người vào làm kỹ sư. Thi sĩ Huyền Chi kể: “Bố tôi làm giám đốc hỏa xa 3 tỉnh, ông tên Hồ Văn Ánh. Do công việc duy trì đường hỏa xa, ông đi từ Bắc vào Nam. Đi tỉnh này mấy năm, qua tỉnh khác mấy năm. Sinh tôi ở Sài Gòn mà gia đình thì ở Phan Thiết. Ông cụ yêu thơ nên đặt tên các con là Nghiên, Thư. Đến cô con gái nhỏ này ông đặt tên là Hồ Thị Ngọc Bút. Khi làm thơ, tôi lấy bút danh Huyền Chi”.
Nhà thơ Huyền Chi với hai tác phẩm: “Thuyền viễn xứ” và “Đất Bắc”. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Đất nước gặp cảnh chiến tranh, bố cô Huyền Chi ra Bắc chăm mẹ già, rồi gọi vợ ra cùng. Cô Huyền Chi ở lại Sài Gòn, không bao giờ còn thấy mặt mẹ cha. Cảm xúc cảnh chia ly mà Huyền Chi viết những câu thơ được Phạm Duy phổ nhạc, dân Sài Gòn ai cũng thuộc: “Lơ - thơ rớt nhẹ men lòng/ Mây trời pha dáng lụa hồng giăng ngang/ Có thuyền viễn xứ Đà - Giang/ Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa” (Thuyền viễn xứ).
Những người Bắc, người Hà Nội vào Nam nhiều nhất là những người dân di cư.
Tôi tìm gặp Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng thư ký Ủy ban bác ái xã hội trực thuộc hội đồng Giám mục Việt Nam, nghe ông kể về cuộc di cư khổng lồ năm 1954. Linh mục nói với tôi: “Theo số liệu thì năm 1954 có khoảng 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam và khoảng 80% số họ là người công giáo. Chúng ta nhớ lại rằng trước thời điểm 1954 người công giáo chủ yếu sống ở miền Bắc. Trong đoàn quân Nam tiến thời chống Pháp, nhiều giáo dân đã theo Vệ quốc Đoàn vào Nam nhưng số lượng không nhiều. Đến năm 1954 mới có cuộc di dân lớn như vậy. Điều này làm thay đổi lịch sử công giáo Việt Nam, vì hiện nay cả nước có hơn 6 triệu giáo dân thì ở miền Nam chiếm 4 triệu người”.
Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn vẫn giữ nếp của người truyền đạo khi xưa, tự chăm lo sức khỏe cho bản thân và giáo dân. Ông rất thông thạo về nghề thuốc. Nơi ở của ông có rất nhiều loại thuốc cũng như sách vở chữa trị các bệnh thông thường. Căn phòng ông như một thư viện với các giá sách che hết cả lối đi.
Có một cái lệ bất thành văn, đó là các ca sĩ phòng trà tại Sài Gòn trước đây và cho đến tận bây giờ vẫn hát bằng giọng Bắc chuẩn. Khi đi xem ca nhạc phòng trà, một đặc sản của thành phố phương Nam, người ta chỉ nghe các ca sĩ hát bằng chất giọng Hà Nội. Đó là khi di cư, các nghệ sĩ phòng trà ở Hà Nội đã đem văn hóa nhạc phòng trà từ Hà Nội vào Nam.
Một trong những giọng ca nổi tiếng nhất tại Sài Gòn chính là Khánh Ly, một người theo đạo Công Giáo. Bố chị vốn sinh hoạt văn nghệ với những người như Phạm Duy ở ngoài Bắc. Vào Nam rất nhiều năm, Khánh Ly trở lại Hà Nội và biểu diễn trong chính ngày giỗ mẹ mình bằng thứ tiếng Hà Nội những năm 1950. Tôi đặt chị viết bài báo Tết, chị nhắn hỏi: “Báo em ở đâu?”. Tôi bảo báo ở Hà Nội, thế là 2 ngày sau tôi nhận được bài.
Thỉnh thoảng, tôi lại gặp các ca sĩ trẻ Hà Nội vào TPHCM hát ở các phòng trà. Hầu như họ không gặp nhiều khó khăn, vì không ít phòng trà, từ người chủ, nhạc công, đến các ca sĩ, nghệ sĩ đều nói giọng Hà Nội. Họ hòa nhập với nhau rất nhanh. Sau các buổi diễn, họ đi ăn bún chả, phở (có thêm giá) hoặc ăn ốc đêm (Hà Nội có món ốc Hồ Tây).
Những nghệ sĩ kỳ cựu từ Hà Nội vào, có thể kể tới Phạm Duy và những người bạn của ông. Nhà thơ Phạm Thiên Thư nói với tôi: “Những năm 1970, tôi tu ở chùa, nhưng Phạm Duy cùng Nguyễn Đức Quỳnh và nhiều anh em văn nghệ ngoài Bắc vào vẫn thường tới tìm tôi, rủ tôi đi ăn cơm chay nữa. Phạm Duy bảo tôi viết lời để ông ấy phổ nhạc, nên tôi viết một mạch 10 bài đạo ca”.
Phạm Thiên Thư cũng là người gốc Bắc, ông vào Nam cùng mẹ (là một lang y thường bốc thuốc Nam cho anh em văn nghệ). Phạm Thiên Thư viết “Đoạn trường vô thanh” năm 1972 rất nổi tiếng, dựa vào cảm xúc đất nước bị chia cắt và khát khao thống nhất. Mỗi lần trò chuyện, ông lại bảo: “Tôi vốn quê ngoài Bắc, vào Nam khi còn là một cậu bé…”.
Người ta thường nói tới bộ ba nhạc sĩ Hà Nội gốc thành danh tại TPHCM sau năm 1975, đó là Trần Tiến, Phú Quang, Dương Thụ. Khi còn ở Hà Nội, đôi khi tôi gặp anh Trần Tiến ra thăm nhà, anh thường trọ ở gần ga Hàng Cỏ. Khi tôi vào TPHCM làm việc, thường gặp anh Dương Thụ. Anh Thụ có vợ cùng làm cơ quan cũ với tôi, thường trú tại TPHCM. Chúng tôi gọi là cơ quan B2. Có những đêm mấy anh em đi ăn ốc trời sáng bạch mới về. Chuyện không gì ngoài thơ phú, nhạc.
Nhạc sĩ Dương Thụ tại nhà riêng ở TPHCM Ảnh: Trần Nguyên Anh
Anh Dương Thụ kể: “Hồi anh mới vào Sài Gòn, cuộc sống vất vả quá, chẳng biết bao giờ mới về được Hà Nội, anh mới viết bài hát Mong về Hà Nội đấy. Ngọc Tân hát bài ấy hay”.
Bài Mong về Hà Nội của Dương Thụ có những câu nghe xé lòng như: “Tôi mong về Hà nội/ Để nghe gió sông Hồng thổi/ Để thương áo lên cài vội/ Một chiều đông rét mướt…”.
Anh Dương Thụ nhớ đất Bắc mãi chẳng nguôi ngoai. Anh đang sống ở TPHCM nhưng dồn tiền mua một ngôi nhà cũ ngoài Bắc Ninh, cứ xuân đến là anh lại khăn gói ra ngoài ấy để nấu bánh chưng, sắm câu đối Tết.
Những người Bắc ở lại TPHCM sau năm 1975, có rất nhiều người là bộ đội.
Cách đây mấy năm, tôi đi viết bài, tới phường 12 quận Tân Bình, mọi người bảo: “Chúng tôi gần sân bay, nhiều đơn vị bộ đội, nên phường tôi chẳng khác gì một đơn vị toàn người về hưu”. Lúc cao điểm, phường có 20 tướng, 160 tá hưởng lương hưu, đủ mọi loại binh chủng, 1.500 sĩ quan cấp úy. Hai khu K200 và K300 đều là bộ đội được cấp đất làm nhà. Phường có hơn 1.000 đảng viên. Trong số các cựu chiến binh tại phường 12, nhiều người từng được gặp Bác Hồ. Trong nhiều gia đình tại khu K.200, K.300, người ta thấy có bàn thờ Bác Hồ.
Giới chơi nhạc rock TPHCM thường biết đến nghệ danh một chàng nhạc sĩ kiêm ca sĩ hát rất bốc lửa là “Trần Toàn K.300”. Trần Toàn nói với tôi: “Em lấy biệt danh Trần Toàn K300 khi em sống ở chung cư tại khu K.300. Em còn lập ban nhạc có tên K.300 band”.
Một bài hát của Trần Toàn K.300 tên: “Hai người lính”, có đoạn: “Một ngày bình yên mây trắng bay - Người lính Việt Minh già Ngắm dạo phố phường lòng rộn ràng - hào hùng bài ca xưa”.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Việt Đức thuộc thế hệ lớp nghệ sĩ mới vào TPHCM những năm gần đây. Tôi quen Trần Việt Đức khi còn ở Hà Nội, đây chính là một chàng trai phố cổ rất mê chụp ảnh những Hàng Gai, Hàng Đào. Thật bất ngờ, một ngày tôi gặp Trần Việt Đức vác máy săn ảnh bên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè.
“Ông vào đây rồi hả?”. Tôi hỏi. Trần Việt Đức bảo: “Nhà phố cổ Hà Nội vẫn còn, đóng cửa để đấy, ôm máy ảnh vào đây được mấy năm rồi”. Công việc của Trần Việt Đức, hết sức nghệ sĩ, hết sức khoa học, ngoài thời gian đón con, anh ta vác máy ảnh chui vào các ngóc ngách của Sài Gòn hôm nay, chụp ảnh không biết chán. Nhiều ngõ ngách quen thân và họ mời Trần Việt Đức ngồi lại uống cà phê, xem ảnh anh chụp.
Cách đây hơn một năm, nghệ sĩ ghi ta bass Đào Minh Pha cũng chuyển từ Hà Nội vào giảng dạy nhạc jazz tại Nhạc viện TPHCM. Bạn bè Pha thường nhắn tin hỏi: “Sài Gòn có gì hay không Pha?”, anh chàng nghệ sĩ này trả lời: “Bắt đầu khám phá”.
Nghệ sĩ đến từ Hà Nội, Đào Minh Pha đang giới thiệu dự án phát triển cộng đồng nhạc jazz tại TPHCM Ảnh: Trần Nguyên Anh
Đào Minh Pha và Hồ Đắc Anh Thi cùng bạn bè của mình đã sáng lập Câu lạc bộ Sài Gòn Jazz Club để phát triển nhạc jazz trong giới trẻ TPHCM.
Đào Minh Pha cũng mở một lớp dạy nhạc jazz miễn phí cho các trẻ em khiếm thị tại các mái ấm. Người nghệ sĩ này nhận ra rằng bên ngoài sự hào nhoáng vẫn còn rất nhiều thân phận bần hàn. Nơi đây, có những đứa trẻ không nhà không cửa, nhưng vẫn đêm đêm mơ về âm nhạc.
Tôi còn nhớ, khi hòa bình thống nhất, người làng tôi đều mong mỏi các chú các anh về nhà. Chúng tôi ngây thơ nghĩ rằng tất cả các anh sẽ về làng. Hóa ra không phải. Nhiều người vì công tác và vì các lý do khác nên ở lại Nam.
“Nhiều người Hà Nội vào TPHCM với suy nghĩ đất này khí hậu tốt, môi trường tốt, dễ làm ăn. Ý là vào để hưởng thụ, kiếm chác. Nhưng cũng có người vào Sài Gòn chỉ vì yêu thích Sài Gòn, muốn làm điều gì đó cho thành phố này”. Đào Minh Pha
1. Tôi có một cái hẹn làm việc với Giám đốc Công ty Zenbooks Joint Stock Company, một công ty in và phát hành sách có tiếng tăm tại Sài Gòn. Làm việc xong, chợt thấy thú vị khi nghe cô giám đốc Mai Lan Hương tự giới thiệu mình là người gốc Quảng Nam.
Ba mẹ cô người Điện Bàn theo cha đi tập kết ra Bắc, nên Mai Lan Hương được sinh tại Hà Nội năm 1966. Sau 1975, cô theo ba mẹ về quê sinh sống, sau đó định cư tại Đà Nẵng. Tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, rồi có thời gian đi dạy tại đây.
Năm 1990, Mai Lan Hương chuyển vào Sài Gòn và tiếp tục đi dạy Anh ngữ. Cô nhớ lại: “Một sự ngẫu nhiên nào đó có lẽ bắt đầu từ lúc tôi gặp phải những khó khăn khi tìm kiếm tài liệu giảng dạy và sách bài tập tiếng Anh dành cho học sinh. Thế là tôi bèn cùng vài đồng nghiệp của mình bắt tay soạn một bộ sách bài tập tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông. Những tập sách đầu tiên của tôi và đồng nghiệp ra mắt lúc đó đã được học sinh đón nhận nồng nhiệt và được các trường phổ thông sử dụng làm sách tham khảo”.
Thời đó sách tham khảo dành cho học sinh phổ thông còn hiếm hoi, bằng những kinh nghiệm cá nhân trong lúc đi tìm nhà in để xuất bản và phát hành, cô chuyển sang in ấn và phát hành sách giáo khoa dùng để tham khảo. Công việc mới của Mai Lan Hương là xây dựng chương trình, tìm hiểu thêm các loại sách về các mô hình giáo dục tiên tiến, mua tác quyền, tổ chức dịch thuật nếu là sách nước ngoài, biên tập, in và phát hành.
Sau đó, Mai Lan Hương quyết định “ra riêng”. Cô thành lập Công ty CP Zenbooks, chuyên về các đầu sách đặc trưng dành cho giáo dục và thiếu nhi. Sau gần hai mươi năm hoạt động, ngày nay Zenbooks là một cái tên gây được nhiều ấn tượng đối với ngành phát hành sách và thị dân Sài Gòn. Hiện Mai Lan Hương đang ý định phát hành một loạt sách tham khảo mới dành cho học sinh phổ thông.
2. Chia tay Mai Lan Hương trong cái nắng chói chang của Sài thành, tôi gọi điện hẹn gặp Bùi Tiến Tuấn để lấy thêm thông tin về triển lãm sắp đến của anh tại Sài Gòn. Sinh năm 1971 tại Hội An, Bùi Tiến Tuấn xuất thân từ một gia đình gia giáo nhưng đầy chất văn nghệ, mê mỹ thuật từ khi còn nhỏ nên anh xác định đi theo con đường hội họa. Ngay từ năm học lớp bảy, Bùi Tiến Tuấn đã đoạt nhiều giải mỹ thuật dành cho thiếu nhi.
Sau tám năm theo học tại Đại học Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, khi ra trường Bùi Tiến Tuấn tham gia câu lạc bộ Họa sĩ Trẻ Sài Gòn. Thoạt tiên chủ đề sáng tác của anh thiên về Hội An và cuộc sống thường nhật ở Sài Gòn.
Học chuyên khoa lụa, nên hình bóng của những bậc thầy về lụa vốn xuất thân từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đã gây áp lực tâm lý không nhỏ, làm cho Bùi Tiến Tuấn luôn cảm thấy ức chế, thậm chí bế tắc trong sáng tác. Anh luôn trăn trở tìm kiếm lối thoát cho mình và cả cho tranh lụa, và sự cố gắng phục hưng tranh lụa của những họa sĩ tâm huyết đã dẫn Bùi Tiến Tuấn trở lại trường mỹ thuật trong vai trò giảng viên chuyên khoa lụa.
Sau đó, anh bắt đầu khai thác chủ đề sáng tác về cuộc sống thị dân đương đại với những mật ngọt quyến rũ và nguy cơ tai hại của nó, trên nền lụa. Tác phẩm “Đàn bà, Mặt nạ và Bóng tối” được thể hiện trên lụa đoạt huy chương bạc tại triển lãm toàn quốc năm 2010 và sau đó được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tập, là một động lực lớn để Bùi Tiến Tuấn có thể khẳng định mình, tự tin khai mở con đường mới cho dòng tranh lụa Việt Nam đương đại.
Ngoài những triển lãm nhóm và cá nhân trong và ngoài nước, năm 2013 anh ra mắt triển lãm cá nhân “Hội An – Hoài niệm” tại Sài Gòn như một nỗi nhớ, một lời tri ân về mảnh đất nơi anh sinh thành.
Năm 2018, Bùi Tiến Tuấn ra mắt triển lãm tranh lụa với chủ đề “Hơi thở nhẹ” tại Hội An. Khai thác vẻ đẹp trong những mặt xô bồ của cuộc sống, hình ảnh phụ nữ hiện đại với những đường nét quyến rũ theo phong cách lãng mạn trong tranh của anh là một dấu hỏi lớn về vấn đề nữ quyền và những sự phù phiếm trong cuộc sống đương đại. Và triển lãm “Hơi thở nhẹ” cũng đã định danh Bùi Tiến Tuấn là một trong những họa sĩ hàng đầu trong dòng tranh lụa đương đại nước nhà hiện nay.
3. Cuộc gặp mặt chiều hôm đó đúng là cuộc gặp của mấy tay Quảng Nam giữa đất Sài Gòn: Bùi Tiến Tuấn, Lý Đợi, tôi và Trà Cù Lũ. Dân văn nghệ Quảng Nam ở Sài Gòn lớp chừng sáu mươi tuổi đổ lại chắc ít còn ai lạ lẫm với cái tên Trà Cù Lũ, tên thật là Trương Bách Thảo sinh tại Hội An năm 1974. Đầu thập kỷ 1990, lúc nền kinh tế Hội An đang trên đà rơi tự do, cũng như những thanh niên cùng quê, anh vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Tại Sài Gòn, Trà Cù Lũ theo học nhiếp ảnh, quay phim từ một người chú đang hành nghề ở đây.
Sau khi lập gia đình, anh ra mở hiệu riêng. Cái cách ăn cục nói hòn quê quê kiểu Quảng Nam, kèm theo tay nghề lão luyện đã giúp anh có thêm rất nhiều khách hàng mời tham gia tổ chức những sự kiện lớn. Thậm chí có người đã từng mời Trà Cù Lũ ra nước ngoài để quay phim chụp ảnh sự kiện cho công ty của mình. Tiếng lành đồn xa, anh từng được mời làm tay máy chính cho đám cưới của cháu ngoại cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Sài Gòn.
Năm 2008 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Henrique Calisto, lần đầu tiên đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt được huy chương vàng SEAgame. Năm 2009, chương trình “Giao lưu với đội tuyển bóng đá Việt Nam” là một sự kiện lớn mà Trà Cù Lũ được mời tham gia trong vai trò nhiếp ảnh cho sự kiện. Anh được mời tham gia sự kiện “Hoa hậu Trái đất” năm 2010 tổ chức tại Nha Trang và “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam” năm 2011.
Ngoài những sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao lớn tại Sài Gòn, gần đây nhất Trà Cù Lũ được mời tham gia trong vai trò quay phim - nhiếp ảnh hậu trường và sự kiện ra mắt bộ phim đình đám “Kiều @” của đạo diễn Đỗ Thành An tại Hà Nội. Trà Cù Lũ quan niệm khi hành nghề phải chuyên tâm, giữ được chữ tín để đáp ứng được lòng tin của khách hàng, đó cũng là tính cách đáng yêu luôn hết mình vì công việc của dân xứ Quảng.
Họ - những người Quảng phải xa quê vào Sài Gòn sinh sống bởi nhiều lý do khác nhau. Có người nổi tiếng, có kẻ bình thường, nhưng với khả năng và bản lĩnh tự thân, họ đã tạo dựng sự nghiệp của riêng mình trên mọi lĩnh vực từ văn chương, báo chí đến nhiếp ảnh, mỹ thuật ở vùng đất mới. Xa quê đằng đẵng nhưng khi tiếp xúc với họ, mới nhận ra cái “chất Quảng” dường như chưa từng phai nhạt bao giờ. Bỗng thấy xúc động biết bao nhiêu khi giữa đất Sài Gòn được nghe họ trả lời ai đó: “Tụi tui dân Quảng Nôm”.