Đây là một dòng sông đặc biệt, nơi hội tụ của 6 dòng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và sông Thái Bình.
Kinh rạch nội thành bị bồi lắng
TP Vĩnh Long có hệ thống kinh, rạch tương đối dày đặc với trên 160 tuyến, dài hơn 120.000m, phần lớn lấy và thoát nước về hướng sông Tiền, sông Cổ Chiên.
Tuy nhiên hiện tại nguồn nước trong hệ thống này, nhất là ở vùng lõi của thành phố phần lớn bị ô nhiễm do nước thải, nước mưa từ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu dân cư… không được xử lý. Nhiều kinh, rạch bị lấp, bị lấn, bị chặn dòng, bị bồi lắng do quá trình đô thị hóa nhanh và kiểm soát không chặt chẽ.
Công trình cải tạo rạch Cầu Lầu, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Hiện nay, trừ các sông, rạch lớn và kinh, rạch nằm ngoài vùng đê bao ở các phường ngoại thành còn dẫn nước tốt, bị ô nhiễm không nhiều, còn vai trò tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (như sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Long Hồ, rạch Cái Cá, Cái Cam, Cái Đôi, Cái Đôi Lớn, Cái Da Lớn); còn các kinh, rạch nhỏ còn lại (nhất là vùng nội thành) nhìn chung năng lực dẫn nước kém, bị ô nhiễm, phần lớn chỉ để thoát nước thải là chính.
Một hạn chế nữa của hệ thống kinh, rạch ở thành phố trữ nước kém do đa số là kinh hở, nước trong kinh lên xuống theo thủy triều và do liên thông với các kinh, rạch khác của huyện Long Hồ, với tỉnh Đồng Tháp nên khó kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
Lồng ghép vào thực hiện nhiệm vụ của các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phát triển đô thị và các chương trình, kế hoạch, dự án của tỉnh, của Trung ương đầu tư, những năm qua, chính quyền và ngành chức năng của TP Vĩnh Long đã có nhiều nỗ lực đầu tư cải tạo hệ thống kinh, rạch.
Nhiều sông, rạch lớn được đầu tư kè chống sạt lở kết hợp chống ngập do triều cường, ứng phó biến đổi khí hậu và chỉnh trang đô thị. Phần lớn các kinh, rạch nội vùng đều được nạo vét, đắp đê bao ngăn lũ, triều cường phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp làm đường liên khóm để phát triển đô thị.
Khởi đầu là công trình kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên (đoạn Phường 1, từ vàm Cái Cá đến vàm sông Long Hồ) xây dựng năm 1997 dài trên 650m, đến nay các tuyến sông, rạch lớn trong thành phố đã được xây dựng kè bảo vệ mái bờ với tổng chiều dài hơn 2.000m.
Trong đó, nổi bật nhất là tuyến kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên từ chân cầu Mỹ Thuận đến vàm rạch Cái Sơn Bé (đi qua các phường: Trường An, Tân Ngãi, 9 và 5) dài gần 12km.
Năm 2021 là năm thành phố được đầu tư lớn về thủy lợi nội đồng, nạo vét, đắp bờ bao 13 tuyến kinh, rạch nhỏ với tổng chiều dài hơn 11.000m và vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng từ các nguồn vốn do tỉnh, thành phố đầu tư, cải thiện đáng kể năng lực dẫn nước tưới, tiêu và môi trường của những dòng kinh, rạch ở vùng ngoại thành và một số vùng nội thành.
Cùng năm đó, có 2 dự án lớn, đầu tư từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) được khởi động trên địa bàn thành phố, đó là Dự án Mở rộng, nâng cấp đô thị Việt Nam- Tiểu dự án TP Vĩnh Long (tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) và Dự án Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long (có tổng mức đầu tư là 202,2 triệu USD, tương đương 4.731,5 tỷ đồng).
Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của các dự án này là tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hướng tới kiểm soát tình trạng ngập, vệ sinh môi trường khu vực đô thị, bao gồm xây dựng kè, đường giao thông và cống ngăn triều, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước,… cải tạo những dòng kinh thành những “công viên nước” trong lòng thành phố theo đề xuất của các chuyên gia WB, cũng như đầu tư vào kết cấu hạ tầng xanh để phát triển thành đô thị bền vững trong tương lai.
Từ năm 2022, công trình cải tạo Kinh Cụt và rạch Cầu Lầu (Phường 1, 3 và 4) dài gần 1.500m thuộc Dự án Mở rộng, nâng cấp đô thị Việt Nam- Tiểu dự án TP Vĩnh Long được Ban Quản lý Dự án ODA tỉnh Vĩnh Long (chủ đầu tư) tổ chức thi công kè, cống thoát nước dọc 2 bờ kinh, tiến đến nạo vét lòng kinh đủ cao trình dẫn nước. Đây là 2 công trình giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước tồn tại trong nhiều năm qua.
Ngày 7/6/2022, Ban Quản lý Dự án ODA tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khởi động Dự án Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long.
Theo dự án đầu tư, bên cạnh sẽ xây dựng kè sông Long Hồ (từ cầu Thiềng Đức đến cầu Chợ Cua), dự án còn thực hiện nạo vét, cải tạo 18 tuyến kinh, rạch thoát nước chính; xây dựng 8 cống ngăn triều tại các đầu kinh, rạch nối với các sông, rạch lớn…
Rạch Cái Cá được xây kè bảo vệ góp phần chỉnh trang khu vực phường 1 và 2, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi (kè, kinh, cống) cùng với hệ thống cống thoát nước mưa, khu thu gom, xử lý nước thải và tổ chức quản lý tốt nguồn rác thải là một trong những yếu tố quan trọng và là động lực thúc đẩy cải thiện cảnh quan môi trường nói chung, hệ thống kinh, rạch ở TP Vĩnh Long nói riêng trong tương lai, góp phần giúp thành phố hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại II vào năm 2025 và trở thành đô thị loại I sau năm 2030.
Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông. Trong một vài trường hợp, sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến một vực nước khác. Các con sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như suối, sông nhánh hay rạch. Không có một chuẩn nào để gọi tên gọi cho các yếu tố địa lý như sông, suối,[1] mặc dù ở một số quốc gia, cộng đồng thì người ta gọi dòng chảy là sông, rạch tùy thuộc vào kích thước của nó.
Các con sông là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước, nó là các bồn thu nước từ nước mưa chảy tràn, tuyết hoặc nước ngầm và vận chuyển các loại nước này ra đại dương.
Hình ảnh 10 dòng sông chảy qua Hà Nội (Video: Hữu Nghị).
Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có tổng chiều dài 1.149km, trong đó đoạn dòng chảy trên đất Việt Nam dài 556km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.
Tại địa phận Hà Nội, sông Hồng chảy qua các quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm.
Theo dòng chảy thời gian, sông Hồng bồi đắp phù sa, hình thành nên một vùng đất đai màu mỡ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sông Hồng không chỉ là biểu tượng của một nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, mà còn mang lại nhiều giá trị văn hóa đặc thù và đáng trân trọng của người Việt Nam.
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, dài 927km, cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Đặc điểm có hàng trăm ghềnh thác hiểm trở, lưu lượng nước lớn, cung cấp hơn 30% lượng nước cho sông Hồng.
Hàng loạt các thủy điện lớn được xây dựng trên sông Đà như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... Sông Đà còn được gọi là dòng sông năng lượng. Vào những thời điểm hồ thủy điện tích nước, lòng sông thu hẹp để lộ ra những bãi cát lớn.
Ảnh chụp sông Đà tại cầu Đồng Quang, con sông là ranh giới tự nhiên giữa Hà Nội (bên trái) và tỉnh Phú Thọ (bên phải).
"Nước sạch sông Đà" là dự án lấy nước sông Đà cấp về thành phố Hà Nội, nhằm khắc phục những khó khăn trong việc cấp nước sạch từ các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt ở vùng thành phố.
Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Điểm đầu tại nơi giáp ranh giữa xã Xuân Canh (huyện Đông Anh) và quận Long Biên của thành phố Hà Nội. Điểm cuối tại xã Cao Đức (Bắc Ninh) để hợp lưu với sông Thương thành sông Thái Bình.
Trong ảnh là điểm đầu sông Đuống (bên trái).
Hiện sông Đuống có 6 cây cầu bắc qua. Địa phận Hà Nội gồm cầu Đuống, cầu Đông Trù, cầu Phù Đổng. Địa phận Bắc Ninh gồm cầu Kinh Dương Vương, cầu Hồ, cầu Bình Than.
Trong ảnh là cầu Kinh Dương Vương bắc qua sông Đuống.
Sông Tô Lịch là con sông nhỏ chảy trong nội thành Hà Nội. Dòng chính chảy qua các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. Chiều dài sông chỉ 13,5km.
Sông Tô Lịch được gọi là dòng sông chết do nguồn nước ô nhiễm nặng, không còn tôm cá sinh sống. Ngày nay, đoạn sông lộ thiên chỉ còn khoảng gần 14km, bắt nguồn từ các cống lớn, nhỏ, sau đó đổ vào sông Nhuệ.
Sông Tích bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì, chảy qua các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và hợp lưu với sông Bùi (từ Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chảy về) tại ngã ba Tân Trượng, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, sau đó nhập vào sông Đáy tại ngã ba Ba Thá, huyện Chương Mỹ. Tổng chiều dài 110km.
Ảnh chụp tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội).
Nhiều năm qua, do việc xây dựng một số hồ chứa cùng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và tác động của biến đổi khí hậu, nguồn sinh thủy của sông Tích trở nên cạn kiệt, đặc biệt vào mùa khô, nhiều đoạn đã trở thành sông chết. Đầu năm 2023, nước sông Đà được dẫn vào sông Tích qua cống đầu mối xã Thuần Mỹ (Ba Vì) bổ sung nguồn nước tưới cho 8 huyện phía tây và tây nam thành phố.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km, là phân lưu của sông Hồng chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ tại Cửa Đáy. Sông là dòng chảy chính của các sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Sắt, sông Nam Định, sông Vạc.
Khu vực gần với nội thành Hà Nội nước sông có màu đen kịt, bốc mùi nặng nề, gần như không có tôm cá. Năm 2007, công trình đưa nước từ sông Hồng ở cống Cẩm Đình qua hệ thống kênh tiêu Cẩm Đình - Hiệp Thuận dài 12km với kỳ vọng làm sống lại dòng sông Đáy.
Trong ảnh là đoạn sông Đáy ô nhiễm tại xã Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội).
Sông Kim Ngưu cổ là một phân lưu của sông Tô Lịch. Lấy nước từ sông Tô Lịch ở ô Cầu Giấy chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở Văn Điển.
Sông Kim Ngưu xưa là một tuyến giao thông đường thủy, nay chỉ còn chức năng là một sông thoát nước cho nội thành Hà Nội. Hiện Kim Ngưu còn lại một đoạn lộ thiên, dài khoảng gần 4km, từ Ô Đông Mác đến hồ Yên Sở.
Sông Nhuệ là một con sông nhỏ, thuộc phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76km, uốn lượn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Đoạn thuộc địa phận Hà Nội dài 63km. Trong ảnh là sông Nhuệ đoạn địa phận xã Cự Khê (Thanh Oai, Hà Nội).
Sông Nhuệ cũng là dòng sông chết do nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Hiện trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng 2.521 nguồn thải, trong đó có 1.672 nguồn thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (bệnh viện), 586 làng nghề.
Sông Cầu là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Tại địa phận Hà Nội, sông Cầu là ranh giới tự nhiên giữa huyện Sóc Sơn và tỉnh Bắc Giang.
Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290km, bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On, Bắc Kạn) và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại.
Cuối cùng là sông Cà Lồ, lấy nước từ sông Hồng, kết hợp với nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo để đổ vào sông Cầu tại địa phận xã Việt Long (huyện Sóc Sơn - Hà Nội). Sông có chiều dài 89km.