Tech Kim Mã Siêu Là Ai Của Ai Sản Xuất Ra

Tech Kim Mã Siêu Là Ai Của Ai Sản Xuất Ra

Hiện tại, nhiều netizen đang ráo riết tìm về Sơn Kim Group cũng như thông tin về "cậu cả" Nguyễn Hoàng Việt. Được biết, anh chàng hiện đang làm tại công ty của gia đình SEAEDI Corp (tên viết tắt của Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Giáo dục Đông Nam Á) được thành lập từ năm 2005, đây là Chủ đầu tư của Trường THCS - THPT Duy Tân. Hoàng Việt cũng là cựu sinh viên của trường ĐH Boston, tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Chi tiết tiểu sử của Anh Thám Tử Vinh Trần

Anh thám tử Vinh Trần là chủ của những video điều tra và cảnh giác các tình huống, thủ đoạn lừa đảo của những đối tượng xấu. Theo như thống kê anh được xếp hạng thứ 79717 về độ nổi tiếng trên thế giới. Anh sinh ra và lớn lên tại An Giang. Hiện tại anh đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Anh bắt đầu bằng những công việc tại Yeah 1. Anh chàng tài năng đã đảm nhiệm vị trí sáng tạo các nội dung video. Bắt đầu từ đó anh trở thành một hiện tưởng mạng và nổi tiếng từ đây. Đây cũng là điểm nhấn cho sự nghiệp của Vinh Trần – Anh Thám Tử.

Có thể thấy là Vinh Trần đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Hiện nay, cái tên Anh thám tử đã không còn xa lạ đối với nhiều người dùng. Cho đến hiện nay, fanpage của Anh Thám Tử của anh chàng đã lên tới 2 triệu người theo dõi. Kênh Youtuber của anh cũng đạt được 2.55M subscribers.

Vinh trần – Anh Thám tử bao nhiêu tuổi

Tính đến hiện tại, anh chàng Vinh Trần hay cộng đồng mang hay gọi là Anh Thám Tử đã bước qua tuổi 27.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết hơn về Anh thám tử là ai? Cũng như sự nghiệp của Anh thám tử Vinh Trần rồi nhỉ? Nếu muốn thêm nhiều thông tin từ người nổi tiếng thì hãy theo dõi giaoducphanthiet.edu.vn ngay!

Tháng 6/2006, tôi được một lãnh đạo Đảng giao nhiệm vụ xây dựng đề cương nghiên cứu về đổi mới chính phủ - vấn đề mà tôi và các đồng nghiệp đã tự nghiền ngẫm từ nhiều năm trước đó.

Trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế Việt Nam giống như một tập đoàn kinh tế, Chính phủ phải điều hành, chỉ đạo trực tiếp đến từng xí nghiệp. Do vậy lúc đó Việt Nam có tới hơn 40 bộ và cơ quan ngang bộ, cùng khoảng 20 tổ chức trực thuộc Chính phủ. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ cấu này không còn phù hợp và đã cản trở không nhỏ đến tiến trình cải cách.

Cải cách kinh tế và cải cách hành chính luôn phải song hành, giống như đôi chân con người khi bước đi: chỉ nhấc một chân thì không thể tiến xa. Nhận thức được điều này, nhiều đề xuất liên quan đến cải cách hành chính đã được các cơ quan, mà trước hết là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), đưa ra trong những năm cuối thập kỷ 1990. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 và cắt bỏ nhiều giấy phép kinh doanh (bắt đầu từ 2000) không chỉ tạo điều kiện hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của người dân đã được hiến định, mà còn là biện pháp quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam. Nhưng tiếc là chúng ta không tận dụng để xóa bỏ bớt nhiều nhiệm vụ của cơ quan nhà nước thông qua hủy bỏ giấy phép để từng bước đổi mới bộ máy quản lý.

Chức năng nhiệm vụ của Nhà nước là cơ sở quan trọng cho việc xác định cơ cấu bộ máy của Chính phủ. Sự khác biệt giữa các mô hình phát triển trên thế giới chính là sự khác biệt về vai trò, chức năng nhiệm vụ của nhà nước ở các quốc gia. Để dễ hình dung, tôi lấy ví dụ đơn giản. Đức là quốc gia không thu học phí đại học, bởi họ coi giáo dục đại học là việc của nhà nước, nhà nước phải chi tiền. Vì thế, hệ thống đại học công ở Đức rất mạnh. Mỹ cho rằng, giáo dục đại học là trách nhiệm có thể san sẻ cho tư nhân, nhà nước không nhất thiết phải "ôm" hết. Hệ thống trường tư của Mỹ nhờ đó nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Để xác định đúng vai trò, chức năng nhiệm vụ của nhà nước, cần trả lời chuỗi câu hỏi sau:

Việc này nhà nước có cần phải làm không? Nếu không thì bỏ ngay.

Việc này nhà nước cần làm nhưng có tiền để làm không? Nếu không thì tạm hoãn đến khi có đủ điều kiện.

Việc này nhà nước cần làm, có tiền để làm, thì có cần một cơ quan tổ chức nào của nhà nước trực tiếp làm không? Nếu không thì có thể giao cho tư nhân đấu thầu thực hiện.

Việc này nhà nước cần làm, có tiền làm, cần một tổ chức nhà nước đảm nhận nhưng trung ương có phải trực tiếp thực hiện không? Nếu không nhất thiết thì giao cho cấp dưới (tỉnh, huyện, xã).

Ôm quá nhiều vai trò, lại không thể làm tốt bằng tư nhân ở một vai trò nào đó, nhà nước sẽ tự gây tổn hại đến uy tín của mình. Trong khi, mạnh dạn cắt bỏ những đầu việc không cần thiết để tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi, nhà nước sẽ giảm được bao nhiêu cơ quan, tổ chức, vừa đỡ cồng kềnh, vừa đảm bảo phụng sự tốt nhất cho người dân.

Về mặt pháp lý, chức năng nhiệm vụ của Nhà nước được xác định ở Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, ở các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ, sau đó được cụ thể hóa ở các quyết định của bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ của các cục, vụ, viện. Tiếp theo, nó thể hiện ở các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban và cuối cùng là ở bản mô tả nhiệm vụ của từng cá nhân.

Năm 2011, nhóm nghiên cứu CIEM đã thu thập nội dung chức năng nhiệm vụ của hơn 20 bộ trong các Nghị định liên quan, thu được hơn 100 trang A4, cỡ chữ 12, tương đương vài trăm nghìn đầu việc Nhà nước phải làm, chỉ ở riêng cấp bộ. Chúng tôi biết rằng mình không đủ sức để thu thập tiếp các văn bản pháp quy dưới Nghị định.

Như vậy, nếu không rà soát để cắt bỏ bớt chức năng nhiệm vụ, thì việc sáp nhập chỉ mang tính cơ học. Giảm người mà không giảm việc, chất lượng dịch vụ công chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, khi tình trạng dôi dư nhân sự diễn ra trên quy mô rộng, rất khó để đảm bảo tính minh bạch của quá trình cắt giảm.

Làm sao để xác định ai sẽ được giữ lại và ai phải ra đi. Không làm cẩn trọng việc này, sẽ xuất hiện một cuộc "chạy để ở lại". Quá trình hợp nhất các bộ nhất thiết phải đi kèm với việc rà soát, giữ lại các nhiệm vụ nòng cốt, và cắt giảm các chức năng mà nhà nước không cần đảm nhận, có thể chuyển giao cho tư nhân. Có nhiệm vụ cụ thể thì sẽ đưa ra được yêu cầu chi tiết về năng lực trong việc tuyển chọn người ở lại và thu nạp người mới.

Khi tạo được hệ thống nguyên tắc và tiêu chí rõ ràng như vậy, bộ máy sẽ tự vào guồng mạch lạc, minh bạch, hạn chế tình trạng "đục nước béo cò" trong cuộc "cách mạng hành chính".

Các cuộc họp ở nhiều bộ ngành hiện nay mang nặng tâm tư, nỗi lo của cán bộ, công chức trước nguy cơ giảm biên chế. Đó là điều dễ hiểu và cần được chia sẻ. Nhưng không thể tiếp tục duy trì cỗ máy mà 9-10 người dân phải nuôi một người hưởng lương ngân sách. Nhà nước phải có giải pháp ra sao để yên lòng đội ngũ công chức bị đào thải?

Thực tế, Việt Nam đã trải qua vấn đề tương tự khi đóng cửa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh vào đầu những năm 1990. Việc bù đắp (dù có thể chưa thỏa mãn) cho những người bị mất việc nên ở mức đủ để họ tạm an lòng. Ví dụ trả cho họ một khoản tương đương với bao nhiêu % tiền lương nhất định theo tuổi hưu, có hạn định mức trần. Tổng số tiền dù lớn nhưng sẽ trở nên rất nhỏ nếu so với hiệu quả của việc tinh gọn và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước.

Trong gần hai chục năm nghiên cứu cách tổ chức, đổi mới bộ máy nhà nước, chính phủ, chúng tôi từng có những lúc rất nản trước trạng thái "cách mạng hành chính nửa vời". Nhưng khoảng hai tháng nay, tôi có niềm tin trở lại.

Trong hoạch định chính sách, có hai từ khóa rất quan trọng: "làm được" và "được làm". Với tri thức và năng lực của mình, người Việt "làm được" nhiều việc; giả sử việc gì không làm được, có thể thuê chuyên gia nước ngoài. Nhưng "được làm" mới khó. Tôi "làm được" mà không "được làm" thì tôi cũng trở nên vô dụng. "Được làm" là trạng thái quyết tâm, "bật đèn xanh" từ cấp cao nhất. Lịch sử đất nước cho thấy, cuộc cải cách nào khởi nguồn từ sự "được làm" từ trên xuống, cuộc cải cách đó thắng lợi, chẳng hạn như Đổi Mới năm 1986, "cởi trói" cho kinh tế tư nhân những năm 1990...

Chỉ có hai điều tôi còn băn khoăn.

Thứ nhất là lộ trình thực hiện quá gấp. Thời hạn quý 3/2025 là khoảng thời gian quá ngắn để hoàn tất khối lượng công việc đồ sộ như vậy.

Thứ hai, tôi cho rằng, cần có một cơ quan tham mưu, có vai trò điều phối chính sách giữa các bộ ngành. Một bộ, ngành khi đưa ra chính sách có thể xung đột với chính sách của bộ, ngành khác, thậm chí cản trở sự phát triển của ngành khác. Vậy phải có bộ phận nào đó rà soát, giúp cho chính phủ triệt tiêu sự chồng chéo và tham mưu các giải pháp tối ưu, đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Ủy ban cải cách và phát triển Trung Quốc hiện nay là một mô hình mà chúng ta có thể tham khảo.

Cải cách bộ máy, cải cách chính phủ là việc tự ghè đá vào chân mình, tự cắt bỏ lợi ích của bản thân - là chuyện không ai muốn. Việc đổi mới, sắp xếp lại bộ máy còn gặp nhiều khó khăn, song khó khăn đến mấy cũng phải làm và phải làm ngay. Để công cuộc đổi mới này thành công, theo tôi cần ít nhất ba yếu tố: thứ nhất là sự quyết tâm, đồng lòng và tinh thần hy sinh của tầng lớp lãnh đạo cao nhất; thứ hai là sự đồng thuận trong xã hội; và thứ ba là có cách tiếp cận khoa học, hợp lý, minh bạch làm phương pháp luận để đề ra phương án giải quyết tất cả nút thắt trong quá trình triển khai.

Thời điểm này, ba yếu tố đều đã xuất hiện, vì thế tôi tin rằng công cuộc đổi mới sẽ thành công, tạo điều kiện cho Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới