Kimono được du nhập vào Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian. Ban đầu bộ trang phục có hình dạng của những bộ đồ lót bằng cotton. Mãi về sau khi người Nhật sáng tạo lại nó thành một kiểu riêng, cầu kì và đẹp hơn nhiều thì Kimono mới được người dân Nhật đón nhận.
Nét đẹp trang phục của người Lào
Là một trong những dân tộc nằm trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào có trang phục đặc sắc thể hiện nét riêng trong bản sắc văn hóa của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.
Người Lào ở Tam Đường (Lai Châu) trong những bộ trang phục truyền thống độc đáo.
Dân tộc Lào sinh sống chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... Theo truyền thống trang phục của dân tộc Lào mặc đều do phụ nữ tự thu bông, kéo tằm, nhuộm vải, dệt và phải tự thêu hoa văn theo hoa tay của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.
Trang phục của 2 thế hệ phụ nữ Lào.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào thường gồm váy, áo, khăn trước ngực, khăn đội đầu. Phụ nữ Lào mặc áo ngắn với váy dài tầm bắp chân thắt ngang ngực. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng. Ngoài áo ngắn ra thì phụ nữ Lào còn dùng áo dài được may bằng vải nhuộm chàm. Trước ngực được quàng chéo chiếc khăn. Để tôn thêm dáng vóc thon thả, phụ nữ Lào thắt thêm những chiếc dây thắt lưng bằng đồng hoặc bằng bạc.
Các họa tiết hoa văn thêu trên áo hay khăn thể hiện tinh hoa văn hóa dân gian được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ gắn với những câu chuyện dân gian mang ý nghĩa của sự may mắn và sức khỏe cho họ. Người Lào thường dệt những hoa văn hình rồng cổ đỏ, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, hình người cưỡi voi… Ngoài ra tùy vào hoa tay họ sẽ sáng tạo ra nhiều hoa văn liên quan đến hoa lá trong thiên nhiên.
Ngoài ra, phụ nữ Lào còn có thói quen đeo nhiều phụ kiện trang sức như vòng cổ, khuyên tai…đi kèm tạo sự đặc sắc cho bộ trang phục. Những món trang sức này thường làm bằng đồng, bạc với họa tiết tinh xảo.
Những người phụ nữ Lào thành thạo việc may vá.
Để thực hiện được một bộ trang phục, phụ nữ dân tộc Lào thường mất khoảng 2 tháng vì làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay, phụ nữ Lào vẫn dệt vải và truyền lại cho thế hệ sau, một số họa tiết hoa văn mới ra đời nhưng những hoa văn truyền thống vẫn được ưa chuộng và xuất hiện chủ yếu trên bộ trang phục của phụ nữ Lào.
Đàn ông dân tộc Lào thường mặc quần dài áo cộc, đầu đội khăn. Khăn được dệt bằng vải thô màu trắng, dài từ 70 đến 150 cm. Hai đầu khăn trang trí hình hoa văn hình chữ nhật thêu các ô hình chữ nhật kẻ với nhiều màu sắc.
Du khách mặc thử một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lào.
Đến nay, người dân tộc Lào thường mặc trang phục truyền thống vào dịp lễ tết để tham gia các hoạt động văn hóa, chơi các trò chơi dân gian./.
Khi nào thì thay đổi trang phục, thu hồi trang phục của công an?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Thông tư 17/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, thay đổi trang phục, thu hồi trang phục của công an được quy định như sau:
1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi chuyển sang lực lượng khác trong Công an nhân dân được đổi trang phục cho phù hợp.
2. Cán bộ, chiến sĩ nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ được giữ lại trang phục Công an nhân dân theo quy định của Bộ công an và có thể sử dụng trong các trường hợp: khi dự gặp mặt, lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, ngày truyền thông Công an nhân dân, ngày truyền thống hoặc ngày thành lập của Công an đơn vị, địa phương; gặp mặt nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam.
3. Đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm thu hồi các loại trang phục. Công an hiệu, cấp hiệu, số hiệu, phù hiệu, cành tùng đơn, mũ kê pi đã cấp đối với cán bộ, chiến sĩ khi bị tước danh hiệu Công an nhân dân.
Trên đây là nội dung tư vấn về thay đổi trang phục, thu hồi trang phục của công an. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trang phục đánh dấu sự trưởng thành
Ở Nhật Bản, các thanh niên khi đủ tuổi 20 sẽ cùng nhau tham gia lễ trưởng thành Seijin no Hi. Lúc này, các cô gái Nhật sẽ khoác lên mình bộ trang phục kimono để tham gia lễ thanh tẩy tại các đền chùa và đánh dấu sự trưởng thành của mình. Nói cách khác, kimono chính là hiện thân sự trưởng thành của các cô gái Nhật Bản.
Bài viết được hợp tác bởi Báo Thanh Niên và Tugo.