Vẽ Ngôi Nhà Lớp 1

Vẽ Ngôi Nhà Lớp 1

Xây dựng Ngô Huỳnh chào bạn!! bạn có muốn sống trong một khu phố có lối đi được phủ đầy hoa hai bên đường không, những ngôi nhà san sát nhau tạo thành một bức tranh muôn màu, những bờ tường gạch cổ kính với những giàn hoa leo khắp các ngóc ngách cửa sổ và ban công, không khác gì một thế giới thần tiên trong giấc mơ cổ tích đúng không nào, những miêu tả trên là có thật đấy bạn tin không, những ngôi nhà dưới đây chắc chắn sẽ nằm trong danh sách Xây dựng nhà đẹp của bạn đấy.

Hướng dẫn vẽ ngôi nhà 2D và 3D cực đơn giản cho người bắt đầu

Các nhà hội họa thường lấy cảm hứng từ đa dạng chủ đề, có người yêu thích thiên nhiên, có người yêu thích vẻ đẹp cuộc sống. Bên cạnh đó, chủ đề về kiến trúc như tòa nhà, ngôi nhà… cũng được đông đảo người quan tâm. Nếu bạn chưa từng thử sức với lĩnh vực này bao giờ, có lẽ bạn sẽ gặp chút khó khăn ban đầu khi chưa thể tưởng tượng ra các góc nhìn khác nhau của căn nhà sẽ được phác họa như nào. Tuy nhiên, bằng phương pháp phân tách cấu trúc hình học, Hoàng Hà Mobile sẽ mang đến cho bạn những cách vẽ ngôi nhà 2D và 3D đơn giản nhất. Đây là cách vẽ được đánh giá là dễ làm theo, chi tiết và cho phép người vẽ tự do sáng tạo theo ý mình, hãy cùng tìm hiểu nhé!

bước phác họa ngôi nhà ba chiều trên mặt phẳng không gian

Nếu chỉ dừng lại ở bản vẽ 2D, rất khó để người vẽ có thể hình dung ra góc nhìn toàn diện hơn của một căn nhà. Vì vậy, sau khi đã nắm rõ các bước của bản vẽ hai chiều và biết các bộ phận cơ bản của nhà, bạn có thể tiếp tục luyện tập với cách vẽ ba chiều. Phương pháp vẽ này sẽ phức tạp hơn chút bởi các hình khối 3D, nhưng sẽ giúp bạn lên kỹ năng rất nhanh theo thời gian luyện tập.

Khối lập phương là khung viền cơ bản nhất cho ngôi nhà ba chiều được vẽ trên mặt phẳng không gian. Để vẽ một khối lập phương, hãy bắt đầu bằng cách vẽ một hình thoi mỏng, nằm ngang trên giấy. Sau đó, hãy tiếp tục vẽ một đường thẳng đứng kéo dài xuống từ 3 đỉnh thấp nhất của hình thoi. Cuối cùng, bạn nối các điểm kết thúc của 3 đường vừa vẽ với nhau, làm sao để các cạnh mới nối song song với các cạnh hình thoi.

Để vẽ cạnh của mái nhà ba chiều, bạn cần dựng một hình trụ tam giác nằm ngang ngay trên đỉnh của hình lập phương. Xuất phát từ trung điểm của cạnh đáy bên trái phía trên khung nhà, dựng một đường thẳng mờ có chiều cao phù hợp. Đây chính là đường cơ sở để vẽ các cạnh mái được chuẩn hơn. Tiếp theo, nối điểm kết thúc của đường cao vừa vẽ với một đỉnh phía ngoài để tạo một đường xiên so với hình thoi. Ở phần đỉnh bên phải của hình lập phương, vẽ một đường thẳng song song và bằng với đường xiên vừa vẽ, sau đó nối hai đường với nhau. Khi này, bạn đã có một mặt của phần mái nhà, tạo một góc nhìn 3D hết sức chân thực cho bản vẽ ngôi nhà.

Hãy nối góc trên bên trái của khối lập phương với đỉnh mái nhà bằng một đường thẳng giữa 2 điểm để hoàn chỉnh phần mái. Như vậy, bạn đã có một khung nhà hoàn thiện với phần thân và phần mái 3 chiều. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên xóa đi các nét vẽ thừa và bị che lấp ở trên phần mái để bản vẽ nhà trong sạch sẽ và gọn gàng hơn.

Theo góc nhìn hiện tại của bản vẽ, bạn có thể thấy được 2 mặt khác nhau một một ngôi nhà, do đó bạn cần bổ sung phần cửa cho cả 2 mặt này. Để vẽ cửa sổ, hãy phác thảo các hình chữ nhật nhỏ, thẳng đứng theo các cạnh của căn nhà. Hãy chắc chắn rằng các ô cửa cách đều nhau và có chừa không gian để vẽ cửa chính. Đối với cửa ra vào, bạn cần vẽ một hình chữ nhật thẳng đứng kéo dài từ dưới lên của ngôi nhà thẳng hàng với phần trên của cửa sổ. Bạn cũng có thể thêm các ô cửa số khác ở mặt còn lại của ngôi nhà nếu muốn.

Như vậy, căn nhà của bạn đã cơ bản hoàn thành. Ở bước này, bạn có thể thoải mái sáng tạo và vẽ thêm các chi tiết theo sở thích và sở trường của mình. Các chi tiết bối cảnh xung quanh có thể bao gồm gara ô tô, sân vườn, hàng rào hoặc ống khói cho nhà. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các nét vẽ cho các khung cửa như tay nắm mở/đóng cửa, các bệ cửa sổ, các đường vân trên mái…

Sau khi đã hoàn thiện các nét vẽ, người vẽ có thể bắt đầu tô màu cho bản vẽ của mình. Việc lựa chọn màu sắc hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý về số lượng màu sắc sử dụng, không nên quá nhiều để bức vẽ trông thật hơn, cũng không nên quá ít vì sẽ làm bản vẽ trông đơn điệu và không nổi bật.

bước vẽ ngôi nhà hai chiều trên mặt phẳng giấy

Thông thường, những người mới bắt đầu học vẽ sẽ luyện tập những hình 2D đơn giản nhất, vì cách vẽ này khá dễ hình dung và ít chi tiết. Do vậy, nếu bạn lần đầu tiên thử sức với lĩnh vực hội họa liên quan đến kiến trúc, bạn có thể tham khảo cách vẽ sau để hiểu hơn về cấu tạo vẻ ngoài cơ bản của một ngôi nhà, từ đó phát triển kỹ năng cho những hình phức tạp hơn.

Bằng việc dựng hình chữ nhật đầu tiên trên trang giấy, bạn sẽ phác thảo được khung để vẽ ngôi nhà. Tỷ lệ chính xác của hình chữ nhật không quan trọng, nhưng cố gắng đừng để hình quá dài hay quá thấp, nếu không độ chân thực của căn nhà sẽ bị giảm xuống. Để hình vẽ được đẹp hơn, hãy dùng thước thẳng và kẻ các cạnh thật gọn gàng và thẳng hàng với nét về đều đặn nhất.

Một ngôi nhà cần có mái che, và đa phần mái nhà đều có hình dạng tam giác. Hãy dùng thước và kẻ một hình tam giác bên trên hình chữ nhật sao cho đáy của tam giác trung với chiều dài phía trên của hình chữ nhật. Bạn có thể thể vẽ cạnh của tam giác dài hơn một khoảng vừa đủ so với khung thân nhà, bên cạnh đó cũng cần chú ý chiều cao của hình tam giác.

Để thêm ống khói ấm áp cho căn nhà của bạn, hãy dựng một hình chữ nhật thẳng đứng, cao và hẹp ở gần phía rìa trái mái nhà. Sau đó, cách đường viền trên cùng của ống khói, kẻ một đường thẳng ngang nằm dưới để tạo sự chân thực và sống động hơn.

Đến với phần vân trên tấm mái, bạn cần phác họa những đường thẳng nằm ngang và nhỏ dần đều từ dưới lên. Các đường vân này cần song song và cách một khoảng đều nhau, cũng không được vượt qua giới hạn các cạnh của hình tam giác. Không quan trọng số lượng đường vân, nhưng cần chú ý đừng để hình vẽ trông quá dày đặc các nét vẽ hoặc cách nhau không đều.

Một căn nhà theo hình vẽ hai chiều thường không có quá nhiều cửa sổ, nhưng bạn vẫn cần vẽ chúng để trông bức vẽ ngôi nhà được thật hơn và thoáng mát hơn. Để vẽ hình cửa sổ, hãy dùng thước kẻ vẽ ra một hình chữ nhật nhỏ nằm phía trong khung thân nhà. Sau đó kẻ hai đường đường thẳng vuông góc với nhau trong ô cửa vừa vẽ. Cuối cùng, bạn cần bổ sung một hình chữ nhật nho nhỏ ở phía dưới để làm bệ cửa sổ. Tùy kích thước của ngôi nhà mà bạn có thể quyết định số lượng cửa sổ, tuy nhiên cần để một khoảng trống vừa đủ để vẽ cửa chính và các chi tiết khác.

Sau khi đã vẽ xong các ô cửa sổ, việc cần làm tiếp theo là xác định không gian để vẽ cửa ra vào chính của căn nhà. Cửa chính nên được đặt ở gần phần rìa của khung nhà, được tạo nên bởi một hình chữ nhật thẳng đứng ở mặt trước nhà. Bạn cũng có thể vẽ thêm một hình tròn nhỏ ở gần giữa cửa để làm tay nắm cửa.

Như vậy, các bước vẽ ngôi nhà căn bản đã được hoàn thành, việc cuối cùng của người vẽ chỉ là lựa chọn và tô những màu sắc thích hợp cho căn nhà. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo trong giai đoạn cuối cùng này với các tông màu yêu thích. Nếu muốn ngôi nhà trông thực tế hơn, bạn có thể sử dụng những màu cơ bản như trắng, nâu, xám và đen, kết hợp với kỹ thuật đổ bóng. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn các gam màu tươi tắn để bức vẽ trông rực rỡ và cá tính hơn.