Batimex Lừa Đảo Tuyển Dụng Online Không Giới Hạn Số Lượng Người

Batimex Lừa Đảo Tuyển Dụng Online Không Giới Hạn Số Lượng Người

Người dân có thể nhận diện thủ đoạn lừa đảo này dựa trên một số dấu hiệu và trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh như sau:

Tuyển giọng đọc ảo, lừa tiền thật

Gần đây, tuyển CTV thu âm giọng nói xuất hiện liên tục trên trang mạng xã hội Facebook, kênh YouTube, review phim. Lướt đâu cũng "đụng" tuyển giọng đọc, từ bản tin tới clip mời chào.

"Giọng nói hay là tiền về tay, thu nhập từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng một trang đọc thu âm, lồng tiếng. Ai quan tâm, inbox để được tư vấn nhanh chóng" - một trong số hàng trăm tin được rao trên trang chủ Facebook cá nhân.

Chúng tôi thử bấm vào đăng ký tuyển dụng, ngay lập tức có tin nhắn gửi vào hộp thoại. Nội dung gồm sáu yêu cầu cơ bản cho CTV thu âm, đọc văn bản, tiểu thuyết online tại nhà. Nếu đồng ý thì cung cấp thông tin cá nhân và nguyện vọng khi đến với công việc.

Sau khi đồng ý, tin nhắn gửi số Zalo, nhân viên tư vấn Mai Đào, mã ứng viên và yêu cầu chúng tôi kết bạn để được tư vấn chi tiết. Trong Zalo, Mai Đào gửi một đoạn văn bản, yêu cầu đọc ghi âm rồi gửi file để kiểm tra giọng.

Kết luận giọng đọc đạt, Mai Đào yêu cầu cung cấp một loạt thông tin cá nhân: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, nghề nghiệp, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chủ tài khoản và mã ứng viên, đồng thời thuyết phục "cung cấp thông tin để làm hồ sơ tuyển dụng và thanh toán lương mỗi ngày nếu sản phẩm được đăng tải".

Hỏi sản phẩm thu âm sẽ được đăng tải ở đâu, trên web hay mạng xã hội nào? Người này trả lời: "Sản phẩm sẽ được công ty giữ bí mật, sau khi duyệt mới đăng tải trên web công ty".

Hỏi đường link web của công ty là gì, cô ta im lặng, vài ngày sau thì khóa tài khoản. Hộp thoại Facebook cũng được đổi tên thành "Tuyển giọng hát nhí" thay tên "Tuyển giọng đọc" trước đây.

Ngày 25-4-2023, nạn nhân Minh Tâm đăng cảnh báo lên trang "Chống lừa đảo online" cho biết đã bị lừa 50 triệu đồng khi đăng ký tuyển CTV thu âm, lồng tiếng tại nhà. Các bước mời chào, dẫn dụ nạn nhân y hệt như đã chúng tôi đã gặp, tin nhắn được copy không sai một chữ.

Từ mã số ứng viên, đoạn văn bản thử giọng, cung cấp thông tin cá nhân, tham gia nhóm Telegram đóng tiền mua đơn hàng, Tâm cũng rơi vào tình trạng bị thao túng tâm lý, đóng tiền nhưng không thể nào lấy lại.

Trước đó, nạn nhân N.T.N., ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã gửi đơn tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng báo mất 102 triệu đồng vì ứng tuyển làm thêm thu âm, lồng tiếng online.

Sau các bước bị dẫn dụ nạp tiền mua đơn hàng, nạp để lấy lại tiền, nạp để khắc phục sai sót mà không phải lỗi do mình, chị N. đã mất số tiền lớn mà chị phải vay bạn bè mới có được.

Kẻ lừa đảo “cho vay tiền” sau khi chửi bậy đã thoát nick, đóng giao dịch - Ảnh TÂM LÊ

Sau hai tháng bị lừa mất số tiền gần 100 triệu đồng, ngày 31-5-2023, N.T.T., ở quận Tây Hồ, Hà Nội, bỗng bị gọi điện đòi nợ 15 triệu đồng đã vay trong lúc làm nhiệm vụ. Chúng đe dọa, nếu cô không trả sẽ bị bóc phốt lên các trang mạng xã hội.

Vì quá lo lắng, cô nghĩ phải tìm cách vay tiền nạp tiếp để khỏi bị nhóm lừa đảo khủng bố tinh thần. Biết được tin, chúng tôi vội ngăn T. nạp tiền, để hỏi rõ khoản vay.

Cô cho biết: "Ngày bị lừa nạp tiền làm nhiệm vụ, do không đủ tiền nạp nên một thành viên trong nhóm Telegram nhắn tin riêng cho tôi vay 15 triệu đồng. Vì tiền nạp vào không rút ra được, mất hết nên không còn tiền trả. Chúng nghĩ bây giờ tôi có tiền rồi nên lại gọi điện đòi tiếp".

Trường hợp của T. giống thông tin các nạn nhân đăng trên trang "Cảnh báo lừa đảo trên mạng". Chiêu trò cho nạn nhân vay để dẫn dụ nạp thêm tiền, ràng buộc khoản vay khiến nạn nhân nghĩ bị mắc nợ thật.

"Người cho vay thực ra là người của nhóm lừa đảo cài cắm trong Telegram, ai làm nhiệm vụ mà thiếu tiền chúng liền nhắn tin cho vay. Khi đồng ý vay, tiền không về tài khoản của mình mà chúng nạp luôn vào nhiệm vụ, chỉ gửi bưu chuyển khoản bắt mình phải trả lại sau đó", một nạn nhân đăng cảnh báo.

Tâm lý muốn nạp thêm để lấy lại tiền, nạn nhân càng tìm cách để vay nạp. Vay bạn bè, người thân, vay nặng lãi, và giờ có khoản vay sẵn ai lại từ chối? Đồng ý nạp, nạn nhân tiếp tục rơi vào bẫy mà không hay biết.

Chúng tôi khuyên T. nên nhắn tin với kẻ đòi nợ: "Tôi nghi ngờ anh chị cũng là thành viên của nhóm lừa đảo, cùng hội cùng thuyền, yêu cầu cùng ra công an giải quyết". Cô vừa gửi tin thì nhận được phản hồi, kẻ đòi nợ chửi tục rồi tự thoát nick, chặn cuộc gọi.

Một tháng trôi qua, T. không còn bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ lần nào. Trường hợp của T. cũng giống như trường hợp nạn nhân T.H. ở Đắk Lắk. Nghe chúng tôi hướng dẫn, chị đã thoát khỏi khoản nợ 60 triệu đồng của nhóm lừa đảo cho vay vào chiều 2-8-2023.

Tại sao nhóm lừa đảo lại chọn Telegram?

Mới đây, Telegram vừa bị tạp chí bảo mật CPO magazine đánh giá là "một Dark Web kiểu mới" và là "một hệ sinh thái tội phạm mạng trên ứng dụng nhắn tin".

Vì các tính năng như độ tiếp cận rộng rãi người dùng phổ thông, sự ẩn danh và cơ chế phân tán dữ liệu, mã hóa đầu cuối khiến Telegram trở thành môi trường hoạt động yêu thích của tội phạm mạng.

Biết nạn nhân muốn lấy lại tiền, kẻ lừa đảo lại giả danh Cục An ninh mạng, kỹ sư công nghệ cao để tiếp tục lừa đảo nạn nhân.

Chỉ cần có kết nối với mạng Internet, việc tìm kiếm mọi thông tin đã trở nên dễ dàng, với việc làm cũng vậy. Hiện không còn hình ảnh người lao động tìm kiếm những mẩu thông tin tuyển dụng trên những tờ báo in, báo giấy. Bởi, chỉ cần vài từ khóa như "tìm việc là có thể tìm thấy hàng loạt bài đăng tuyển dụng.

Nếu công việc tuyển dụng của chính danh một công ty, do chính công ty đăng tin tuyển, nhận hồ sơ và xét duyệt còn yên tâm. Nhưng với những công việc thông qua môi giới tuyển dụng, người tìm việc cũng cần cân nhắc.

Một thông tin tuyển dụng của chuỗi hệ thống cafe lớn, đã được hơn 20 nghìn người quan tâm. Không khó để liên hệ, phóng viên đã được hẹn phỏng vấn, địa điểm tại quận Tân Phú, TP.HCM. Không yêu cầu hồ sơ, không hỏi han bất cứ thông tin gì về kinh nghiệm của ứng viên, nhân viên tại đây ngay lập tức đưa ra mức lương hấp dẫn.

Lừa đảo môi giới tuyển dụng: "Nói mãi" vẫn nhiều người mắc

Nhưng quyền lợi được vẽ ra lại đi kèm với trách nhiệm. Mặc dù thông tin tuyển dụng ghi rõ: cam kết không thu bất kỳ khoản phí nào, thế nhưng thực tế lại khác. Và khi đã đóng tiền, cuộc phỏng vấn cũng hoàn tất trong vòng 5 phút. Tất cả những gì nhận được là một tờ cam kết bảo lãnh công việc. Thế nhưng, chính đại diện hợp pháp của hệ thống cafe này cho biết: những tờ giấy cam kết hoàn toàn không có giá trị.

Trên thực tế, không hề có liên kết hay ủy quyền với bất kỳ một đơn vị nào để tuyển dụng nhân viên - câu trả lời của đại diện chuỗi cửa hàng, được nhóm đối tượng giới thiệu là đang có nhu cầu tuyển dụng. Vậy là người lao động đã mất tiền, còn những tờ giấy cam kết bảo lãnh hoàn toàn không có giá trị.

Cùng một nội dung: Tìm nhân viên cho Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex đăng bài tuyển dụng trên khắp các tỉnh, thành phố. Nhóm đối tượng đã tìm một văn phòng cho thuê trên phố Dương Khuê, Hà Nội. Theo chủ nhà, nhóm người này đặt cọc 1 triệu để làm việc thử trong một ngày.

Chỉ mang duy nhất một chiếc bàn tới văn phòng, ngày hôm sau, nhóm đối tượng hẹn tất cả người lao động nộp hồ sơ vào một ngày duy nhất. Mỗi người lao động cần đóng 1 triệu đồng, theo giải thích đây là khoản tiền để may 4 bộ đồng phục và hứa hẹn: 100% sẽ hoàn lại sau khi đi làm. Nhóm người này đã làm mọi cách để thu được tiền.

Thủ đoạn của nhóm đối tượng giả danh môi giới tuyển dụng lao động có dấu hiệu lừa đảo. Và việc người tiêu dùng bị mắc bẫy, mất tiền, không còn mới nữa. Thậm chí, nhiều người phải than lên rằng "khổ lắm nói mãi" nhưng sao vẫn có người mắc phải.