Chiều 3-1, một số người bỏ tiền vào app này phản ánh cả app và website có tên app-easytour-vietnam.com đều đã bị sập, hàng loạt hội nhóm trên Zalo liên quan đến Easy Tour cũng bị xóa sổ.
Cầu Vĩnh Tuy vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng
Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1-2021 với mục tiêu hoàn thành sau 3 năm (song song với cầu Vĩnh Tuy 1 hoàn thành năm 2010).
Điểm đầu cầu giao đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên).
Cầu rộng hơn 19m, quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất trong số các cây cầu tại Hà Nội bắc qua sông Hồng với 8 làn ô tô.
Chiều 9/9, Công an tỉnh Hà Giang thông tin, vào sáng cùng ngày, trên địa bàn TP Hà Giang có mưa to, nước thượng nguồn đổ về lớn, khiến nhiều địa bàn như: Phường Minh Khai, phường Nguyễn Trãi và xã Phương Thiện bị ngập úng, gây ách tắc giao thông...
Lực lượng chức năng giúp người dân di chuyển qua đoạn đường ngập tại TP Hà Giang (Ảnh: Công an Hà Giang).
Sau khi nhận được thông tin, Phòng Cảnh sát cơ động đã khẩn trương ra quân, huy động hơn 50 cán bộ, chiến sĩ vượt nước lũ, tiếp cận hiện trường, tiến hành di chuyển người, đồ đạc, vật dụng đến nơi an toàn.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, trận mưa to đến rất to vào đêm 8/9 kéo dài đến sáng 9/9 đã gây thiệt hại về người, tài sản. Ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 15,6 tỷ đồng.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Giang bị ngập sâu (Ảnh: Ngọc Ánh).
Theo đó, nạn nhân tử vong do bị lũ cuốn trôi là cháu Giàng Thị C. (SN 2021, ở huyện Mèo Vạc).
Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 132 nhà ở bị ảnh hưởng, trong đó có 6 ngôi nhà ở tại huyện Hoàng Su Phì và 1 nhà ở tại huyện Bắc Mê phải di dời khẩn cấp; 17 căn nhà bị sạt lở; 4 ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi; 21 căn nhà tốc mái và 83 căn nhà ngập úng.
Cảnh sát dùng thuyền phao di tản người dân (Ảnh: Công an Hà Giang).
Tổng diện tích lúa, ngô, hoa màu, cây trồng thiệt hại là trên 441ha. Hơn 10ha ao nuôi thủy sản, 4.500 con gà và một số con lợn, bò, dê bị nước lũ cuốn trôi.
Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang bị sạt lở, các phương tiện giao thông không thể đi qua, đặc biệt là các huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Đồng Văn, Xín Mần, Quang Bình; có những tuyến đường sạt lở từ 3 đến 6 điểm, khối lượng đất, đá sạt lở trên 1.000m3.
Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động
làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng
Căn cứ Điều 80 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hàng năm đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ trong ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được, các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng bị phụ thuộc vào thời điểm chủ hàng yêu cầu.
Thông tư này áp dụng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng lao động không xác định thời hạn thuộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) sau:
a) Các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
b) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động.
1. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm:
TQ = [TN - (Tt + TP + TL] x tn (giờ)
+ TQ: Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm của người lao động;
+ TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày; hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
+ Tt: Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động;
+ Tp: Số ngày nghỉ hàng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 74, Điều 75 của Bộ luật Lao động và khoản 2, mục II của Thông tư số 07/TT-BLĐTBXH ngày 11/4/1995;
+ TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 9 ngày;
+ tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành là 6 giờ.
Ví dụ 1: Công nhân A làm việc 15 năm trong điều kiện lao động bình thường cho công ty X. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 2011 của công nhân A tính như sau:
- Số ngày nghỉ hàng năm của công nhân A là: 12 + 15/5 = 15 ngày
+ 12 ngày được xác định theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật Lao động;
+ 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Lao động.
Số ngày trong năm (theo dương lịch)
Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm 2011
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày
TQ = [365 - (52 + 15 + 9)] x 8 = 2312 giờ
Vậy quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc của công nhân A năm 2011 là 2312 giờ.
Ví dụ 2: Công nhân B làm nghề đặc biệt nặng nhọc cho công ty Y đã 15 năm. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 2011 của công nhân B tính như sau:
- Số ngày nghỉ hàng năm của công nhân B là: 16 + 15/5 = 19 ngày
+ 16 ngày được xác định theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật Lao động;
+ 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Lao động.
Số ngày tính theo năm dương lịch
Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm 2011
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày
TQ = [365 - (52 + 19 + 9)] x 6 = 1710 giờ
Vậy quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc của công nhân B năm 2011 là 1710 giờ.
2. Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày:
Hàng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã tính ở trên, doanh nghiệp lập kế hoạch xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
a) Ngày làm việc bình thường là 8 giờ; hoặc là 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Ngày làm việc nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; hoặc nhiều hơn 6 giờ nhưng không quá 9 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) Ngày làm việc trên 4 giờ nhưng ít hơn 8 giờ; hoặc trên 3 giờ nhưng ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Ví dụ 3: Công nhân A theo ví dụ 1 có quỹ thời giờ tiêu chuẩn trong năm 2011 là 2312 giờ. Công ty X phân bố số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của công nhân A năm 2011 như sau:
Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày
Tổng số giờ làm việc trong tháng
Nghỉ 4 ngày tết âm lịch; nghỉ trọn 11 ngày làm việc
Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương
11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hàng tuần
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 9 giờ vào thứ bảy hàng tuần
9 giờ từ thứ hai đến thứ bảy tuần cuối của tháng, 8 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng
Nghỉ trọn 5 ngày làm việc; nghỉ ngày Quốc khánh
11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hàng tuần
9 giờ từ thứ hai đến thứ bảy của 2 tuần đầu tháng, 7 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng
3. Các nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc:
a) Trong năm, tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này (gồm cả thời giờ nghỉ ngơi trong ngày được tính là thời giờ làm việc) không được vượt quá quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã xác định tại Khoản 1 Điều này.
b) Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày ít hơn 8 giờ; hoặc ít hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn nêu tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này, thì không phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 4: Trong tháng 2, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 7 giờ/ngày trong 09 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 11 ngày làm việc. Công ty đã bố trí theo đúng kế hoạch đã lập nêu tại ví dụ 3 trên, như vậy:
- Số giờ làm việc ít hơn so với 8 giờ của ngày làm việc bình thường là: 8 giờ - 7 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày nghỉ việc là 11 ngày cũng không phải trả lương ngừng việc.
c) Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày đã được lập kế hoạch mà thực tế không bố trí cho người lao động làm việc thì phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 5: Tháng 3, do tình hình sản xuất kinh doanh công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 5 giờ/ngày trong 13 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 14 ngày làm việc. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 nêu tại ví dụ 3 trên, thì:
- Số giờ làm việc thực tế ít hơn so với số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày là: 7 giờ - 5 giờ = 2 giờ; 2 giờ này phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày ngừng việc so với kế hoạch là 14 ngày; 14 ngày này phải trả lương ngừng việc.
d) Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày nhiều hơn 8 giờ, hoặc nhiều hơn 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã được xác định trong kế hoạch tại Điểm b Khoản 2 Điều này, thì số giờ chênh lệch đó không tính là thời giờ làm thêm.
Ví dụ 6: Trong tháng 4, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 9 giờ/ngày, từ thứ hai đến thứ bảy theo đúng kế hoạch của công ty được nêu tại Ví dụ 3 trên. Như vậy, số giờ làm việc nhiều hơn so với 8 giờ làm việc bình thường là: 9 giờ - 8 giờ = 1 giờ. Một giờ này không tính là giờ làm thêm.
đ) Số giờ làm việc thực tế hàng ngày vượt quá số giờ tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm để cộng vào tổng số giờ làm thêm trong năm, đồng thời trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.
Ví dụ 7: Trong tháng 3, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 8 giờ/ngày. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 tại ví dụ 3 nêu trên, thì số giờ làm việc nhiều hơn so với số giờ tiêu chuẩn làm việc là: 8 giờ - 7 giờ = 1 giờ. Một giờ này được tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, đồng thời phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.
e) Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 9 giờ.
g) Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc và giờ làm thêm trong một tuần không được vượt quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ.
Ví dụ 8: Do yêu cầu đột xuất, trong tháng 5 và tháng 6, công ty X có nhu cầu phải làm thêm giờ. Công ty được phép bố trí như sau:
- Tháng 5, chỉ được tổ chức làm việc theo đúng kế hoạch đã nêu tại ví dụ 3, không được tổ chức làm thêm giờ vì tổng số giờ làm việc trong tuần là: (11 giờ/ngày x 4 ngày) + (10 giờ/ngày x 2 ngày) = 64 giờ.
- Tháng 6 có thể bố trí làm thêm mỗi ngày 1 giờ từ thứ hai đến thứ sáu.
h) Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
1. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
2. Chế độ nghỉ trong ca, nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với từng người lao động thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường.
3. Doanh nghiệp phải bố trí để người lao động được nghỉ ngơi hoặc nghỉ bù đủ số ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo quy định của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Điều 4. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ động lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch phải lấy ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
Trường hợp xác định số giờ làm việc bình thường hàng ngày chỉ là 8 giờ, hoặc 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không phải lập kế hoạch theo quy định trên.
2. Thông báo kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp để người lao động biết, đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày. Thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định hiện hành.
3. Thỏa thuận với người lao động về phương thức trả lương theo thời vụ hoặc trả đều vào các tháng trong năm.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến Thông tư này đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
2. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp; xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tái phạm.
3. Tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện Thông tư này của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
Tháng 12 là thời điểm Hà Giang bước vào mùa đông, mang lại không khí se lạnh và cảnh quan thiên nhiên thay đổi, tạo nên một bức tranh hùng vĩ và thơ mộng. Để có một chuyến đi khám phá Hà Giang tháng 12 trọn vẹn và đáng nhớ, bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về vùng đất nơi đây. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trong hành trang khám phá Hà Giang.
Thời tiết tháng 12 ở Hà Giang khá lạnh, đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm. Nhiệt độ trung bình dao động từ 10°C đến 20°C, nhưng có thể xuống thấp hơn ở những vùng cao, thậm chí có nơi có băng giá. Vì vậy bạn cần một số lưu ý khi chuẩn bị trang phục khi đến đây:
Trang Phục Ấm: Chuẩn bị quần áo ấm như áo khoác dày, mũ len, găng tay, khăn quàng cổ và tất ấm để giữ ấm cơ thể. Đặc biệt đối với những bạn sống tại những vùng có không khí ấm áp như miền Nam nên chuẩn bị quần áo dày hơn, vì có thể bạn chưa thích nghi được với cái lạnh nơi đây.
Đồ Chống Nước: Áo mưa, dù và giày chống nước sẽ rất hữu ích trong trường hợp gặp mưa bất chợt. Do đặc điểm địa hình đồi núi nên có thể sẽ có những cơn mưa bất chợt khiến bạn trở tay không kịp. Vì vậy việc mang thêm những vật dụng này có thể sẽ hữu ích cho bạn.
Thuốc và Dụng Cụ Y Tế: Đem theo thuốc cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc tiêu hóa, thuốc đau đầu và các vật dụng y tế cơ bản. Không chỉ trong chuyến hành trình khám phá Hà Giang tháng 12 này, mà trong bất cứ chuyến du lịch nào, việc chuẩn bị thuốc và các dụng cụ y tế đều là cần thiết để bạn có thể xử lý kịp thời khi cần đến chúng.
Đèn Pin và Pin Dự Phòng: Khi du lịch Hà Giang, đặc biệt là vào tháng 12, đèn pin và pin dự phòng là những vật dụng không thể thiếu. Vùng núi cao này thường thiếu ánh sáng vào buổi tối, và việc mang theo đèn pin sẽ giúp bạn di chuyển an toàn và thuận tiện hơn. Đèn pin sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy khi bạn cần tìm đường trong đêm tối, khám phá các khu vực xa xôi hoặc khi cắm trại ngoài trời.
Nếu bạn muốn tự lái xe du lịch Hà Giang, kiểm tra kỹ lưỡng phương tiện trước khi khởi hành là vô cùng quan trọng. Bạn nên đảm bảo chắc chắn rằng phanh, đèn, lốp và dầu nhớt đều được bảo dưỡng và được thay mới nếu cần thiết trước chuyến đi. Điều này không chỉ đảm bảo cho sự an toàn của bạn mà còn giúp tránh được những sự cố không mong muốn trên đường. Bạn cũng đừng quên mang theo các dụng cụ sửa chữa cơ bản và kiểm tra áp suất lốp, nước làm mát để xe luôn hoạt động ổn định trên những cung đường đèo núi nhé.
Đường đèo Hà Giang nổi tiếng với những khúc cua nguy hiểm và dốc đứng. Đặc biệt vào mùa đông, các con đường có thể trở nên trơn trượt, gia tăng độ khó khi lái xe. Vì vậy, bạn hãy luôn giữ tốc độ an toàn, lái xe cẩn thận và tập trung quan sát. Đừng vội vàng và luôn nhớ rằng việc giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác cũng rất quan trọng. Việc lái xe an toàn không chỉ giúp bảo vệ bạn mà còn giúp bạn tận hưởng hành trình một cách trọn vẹn và an tâm hơn. Hơn nữa, trong khi lái xe với tốc độ an toàn bạn còn có thể tranh thủ ngắm nhìn vẻ đẹp của những cung đường nổi tiếng tại Hà Giang.
Mang theo bản đồ và thiết bị GPS là điều không thể thiếu khi du lịch Hà Giang, đặc biệt ở những vùng xa xôi không có sóng điện thoại. GPS sẽ giúp bạn định vị chính xác vị trí và tìm được lộ trình tốt nhất, tránh việc lạc đường. Đồng thời, bản đồ giấy cũng là phương tiện dự phòng hữu ích trong trường hợp thiết bị điện tử gặp sự cố hoặc hết pin. Bạn nên cập nhật thường xuyên thông tin về tuyến đường, các điểm dừng chân và lưu ý những khu vực có điều kiện giao thông khó khăn để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình của mình.
Đặt Phòng Trước: Tháng 12 là mùa du lịch cao điểm, bạn nên đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ, homestay trước để tránh tình trạng hết phòng. Chắc hẳn bạn không muốn phải chạy khắp nơi để tìm chỗ nghỉ qua đêm khi đến đây đâu.
Tham khảo các địa chỉ Homestay đẹp ở Hà Giang
Thử Đặc Sản Địa Phương: Hà Giang nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản như thắng cố, lợn cắp nách, gà đen, rượu ngô. Hãy thử các món ăn này để trải nghiệm văn hóa ẩm thực địa phương.
Tham khảo Danh sách những món ăn ngon khi đi du lịch Hà Giang
Mang Theo Thực Phẩm Dự Phòng: Bạn có thể tự chuẩn bị thêm một số đồ khô, đồ ăn nhẹ, nước uống để sử dụng trong suốt hành trình. Đặc biệt khi di chuyển qua những khu vực hẻo lánh, việc kiếm thực phẩm có thể sẽ gặp trở ngại hoặc bạn không quen với ẩm thực nơi đây.
Tôn Trọng Văn Hóa Địa Phương: Khi ghé thăm các bản làng ở Hà Giang, hãy luôn tôn trọng phong tục và tập quán của người dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt và độc đáo, do đó, việc hiểu và tôn trọng những quy tắc, nghi lễ địa phương là rất quan trọng. Tránh chụp ảnh mà không xin phép, vì điều này có thể gây khó chịu hoặc bị coi là thiếu tôn trọng. Thay vào đó, hãy trò chuyện và xin phép trước khi chụp ảnh, điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp bạn kết nối tốt hơn với người dân địa phương.
Học Một Vài Câu Tiếng Địa Phương: Học một vài câu tiếng địa phương cơ bản sẽ làm cho chuyến đi của bạn trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hỏi đường, mua sắm hay đặt dịch vụ, mà còn tạo thiện cảm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người dân. Những câu chào hỏi đơn giản, lời cảm ơn hay xin lỗi bằng tiếng địa phương sẽ làm cho người dân cảm thấy gần gũi và quý mến bạn hơn. Đây cũng là cách để bạn hiểu sâu hơn về văn hóa và đời sống của các dân tộc thiểu số ở Hà Giang.
Cao nguyên đá Đồng Văn: Với cảnh quan đá vôi hùng vĩ và những hẻm núi sâu thẳm, Cao nguyên đá Đồng Văn vào tháng 12 trở nên đẹp lạ kỳ. Những tảng đá kỳ dị, những hẻm vực sâu cùng với những con đường đèo uốn lượn tạo nên khung cảnh mê hoặc.
Đèo Mã Pì Lèng: Được mệnh danh là "vua của các con đèo", vào tháng 12 thêm phần ấn tượng khi nhìn từ trên cao xuống dòng sông Nho Quế xanh ngắt. Khung cảnh bao quanh với những dãy núi đá trùng điệp, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và lôi cuốn.
Sông Nho Quế: Dòng sông Nho Quế chảy qua hẻm Tu Sản, được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á. Vào tháng 12, dòng sông xanh mướt, lấp lánh dưới ánh nắng mùa đông, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên độc đáo và ấn tượng.
Đi Theo Nhóm: Nếu có thể, bạn hãy tổ chức chuyến đi cùng bạn bè hoặc gia đình để tăng độ an toàn và tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong suốt hành trình. Việc đi theo nhóm không chỉ giúp bạn đối phó với những tình huống bất ngờ dễ dàng hơn mà còn mang lại những trải nghiệm đáng nhớ và vui vẻ khi có người thân, bạn bè đồng hành. Hơn nữa, trong trường hợp gặp khó khăn, việc có người hỗ trợ kịp thời là vô cùng quan trọng.
Cập Nhật Thông Tin Thời Tiết: Trước khi khởi hành và trong suốt chuyến đi, hãy luôn theo dõi dự báo thời tiết để có thể chuẩn bị kế hoạch phù hợp. Thời tiết ở Hà Giang có thể thay đổi đột ngột, vì vậy việc cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được những ngày thời tiết xấu, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và trải nghiệm của bạn ví dụ mưa lũ, sạt lở đất, mưa đá hay khu vực có tuyết rơi chẳng hạn. Chuẩn bị đầy đủ áo mưa, áo ấm và các vật dụng cần thiết để đối phó với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong suốt hành trình.
Hà Giang vào tháng 12 là thời điểm lý tưởng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên, cùng với khí hậu se lạnh và không khí trong lành. Những cánh đồng hoa, những đỉnh núi cao, những con đèo uốn lượn và dòng sông xanh biếc tạo nên một Hà Giang đẹp đến nao lòng, khiến du khách không thể quên. Với những chuẩn bị kỹ lưỡng và lưu ý những điểm quan trọng, bạn sẽ có một chuyến du lịch Hà Giang tháng 12 an toàn, thú vị và đáng nhớ.