TMO - Mặc dù trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và xã hội, song đặc trưng cơ bản và những vấn đề nổi bật của nông thôn châu thổ sông Hồng trong nhiều thập kỷ vẫn còn in đậm cho đến ngày nay.
Các quốc gia được công nhận một phần hoặc không được công nhận
Các quốc gia sau đây được chính họ tuyên bố thành lập ở Nam Phi như một quốc gia có chủ quyền nhưng vẫn chưa được công nhận chính thức hoặc hạn chế. Cộng hòa Sahrawi là một thành viên của Liên minh châu Phi.
Có 9 vùng lãnh thổ không có chủ quyền.
Đây là danh sách các lãnh thổ là được điều hành như những vùng phụ thuộc hải ngoại.
Danh sách này chứa các lãnh thổ được quản lý như 1 phần kết hợp của 1 quốc gia chủ yếu là phi-châu Phi.
Nậm Na, con sông huyền sử mang trong mình sứ mệnh văn hóa và lịch sử đối với đất và người Lai Châu. Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, dòng sông đã chứng kiến bao thăng trầm của vùng đất biên viễn này, đã cưu mang cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của cư dân sống bên sông.
Con sông bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào đất Việt ở Pa Nậm Cúm (xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Từ đây, sông được đặt tên là Nậm Na, chảy dài gần 100km, qua những bản làng của người Thái, người Mông, người Mảng, người Dao của huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn khi đến xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn) thì cùng với sông Nậm Lay hòa vào sông Đà. Trong hành trình của mình, Nậm Na tiếp nhận dòng Nậm So (tại Pa So) chảy từ vùng xã Bản Lang, Khổng Lào, Mường So, Nậm Xe (huyện Phong Thổ) đến. Tại xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ) Nậm Na cũng tiếp nhận nguồn nước từ suối Huổi Luông; tiếp đến là các dòng suối Nậm Ban, Nậm Pì, Nậm Cầy... đổ vào tạo cho Nậm Na có sắc nước một ngày ba lần thay đổi.Nhiều dấu vết về khảo cổ học đã minh chứng cư dân có mặt ở các vùng dọc sông Nậm Na khá sớm. Trống đồng thuộc thời đại Hùng Vương được tìm thấy ở xã Chiềng Nưa, Mường So, dấu tích người cổ ở hang Thẩm Cung (Mường So) đã được phát hiện. Người Thái, Mông, Dao là những dân tộc cư ngụ sớm trên mảnh đất này. Ở ngã ba sông (tại xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn), dòng Nậm Na cũng được chứng kiến vào tháng chạp năm Tân Hợi 1431, vua Lê Lợi thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc do tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản. Nhà vua đã cho khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ bắc sông Đà văn bia răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên cương của Tổ quốc.
Đập thuỷ điện Nậm Na 3 (trên sông Nậm Na).
Thời pháp thuộc, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai bán nước, sông Nậm Na quặn đau khi chứng kiến đồng bào các dân tộc bị bóc lột, áp bức nặng nề. Ngã ba sông vẫn còn hiện hữu phế tích dinh thự của vua Thái Đèo Văn Long, ghi dấu thời thống khổ của nhân dân bị cha con họ Đèo - tay sai của Pháp bóc lột. Dinh thự được xây dựng vào năm 1916, bằng xương máu của người tù yêu nước, bằng mồ hôi, nước mắt của đồng bào các dân tộc Lai Châu. Theo các cụ già ở bản Chang, bản Chợ (xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn) kể lại: Người dân tộc Thái ở vùng ngã ba sông bị bắt làm cuông nhốc, gái xòe phục dịch cho gia đình Đèo Văn Long; trai tráng ở các bản thì bị bắt làm lính. Dinh thự là nơi ăn chơi, xa hoa của một lãnh chúa phản động.Ngược dòng Nậm Na lên miền biên giới, từ năm 1917 đến 1953, vua Thái Đèo Văn Ân (tay sai của Pháp) đã cai trị vùng đất Phong Thổ. Nơi đây ruộng đất màu mỡ, bản làng đông đúc, trên rừng nhiều thú, dưới sông suối nhiều cá, tôm. Con trai thạo săn bắn, chèo thuyền đuôi én, bơi lội, đánh đàn tính tẩu; con gái khéo thêu thùa, dệt thổ cẩm, múa xòe, hát giao duyên. Con gái Thái Mường So (thủ phủ của huyện Phong Thổ thời ấy) múa xòe giỏi và đẹp nổi tiếng một vùng. Thời Đèo Văn Ân ở vùng Mường So có nhiều đội múa xòe và lễ hội xòe được tổ chức thường xuyên. Hội xòe thu hút trai gái các bản người Thái hội tụ về bên bờ Nậm Na, Nậm So nắm tay nhau múa xòe cùng tiếng đàn tính tẩu réo rắt bên ánh lửa bập bùng. Từ những đêm xòe đó, có nhiều trai tài gái sắc đã nên duyên vợ chồng. Nhưng cũng có những cặp đôi mãi mãi không đến được với nhau, bởi noọng bị bắt làm gái xòe phục vụ chúa đất. Trong lịch sử, dòng Nậm Na chứng kiến nhân dân các dân tộc huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn đã tập hợp dưới ngọn cờ của các phong trào yêu nước, anh dũng đứng lên chống quân xâm lược, chống lại ách thống trị của thực dân phong kiến, giữ gìn miền đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Thổ ghi lại: Ngày 1/10/1950, Ban Cán sự Đảng, tổ chức cộng sản đầu tiên của Phong Thổ ra đời. Ban Cán sự Đảng đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc huyện Phong Thổ vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chịu đựng nhiều tổn thất hy sinh, đánh Pháp, tiễu phỉ trừ gian, giải phóng quê hương; góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sông Nậm Na thời đó trở thành huyết mạch giao thông, hàng ngàn thuyền, bè, mảng của dân công địa phương, chở đầy lương thực, thực phẩm, súng đạn vượt thác xuôi dòng tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trên những con đường mòn hai bên bờ sông (lúc đó chưa có đường ôtô), hàng đoàn ngựa thồ của đồng bào các dân tộc đưa hàng hóa ra tiền tuyến.Những năm 1967, 1968, Trung Quốc giúp Lai Châu mở con đường hữu nghị 12 từ Cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ) đến huyện Điện Biên (nay thuộc tỉnh Điện Biên) với chiều dài hơn 200km. Đoạn đường từ Cửa khẩu Ma Lù Thàng đến thị trấn Lai Châu (trung tâm tỉnh Lai Châu cũ) dài gần 100km chạy dọc theo sông Nậm Na, có cây cầu Hang Tôm bắc qua sông Đà. Thời gian này, con đường và sông Nậm Na cũng bị máy bay giặc Mỹ ném bom, bắn phá, nhiều dân công, thanh niên xung phong đã hy sinh.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (tháng 2/1979), xã Ma Li Pho (nơi Nậm Na chảy vào đất Việt) là địa danh diễn ra những trận chiến khốc liệt. Tại đây, trong nhà bia tưởng niệm, trên bia tên của các liệt sỹ hy sinh vào ngày 17/2/1979 tại Ma Lù Thàng được khắc đậm. Nhà bia là địa chỉ để cựu chiến binh đồn 33 Công an vũ trang Lai Châu năm xưa thăm đồng đội đã hy sinh. Trong cuộc chiến ấy, nhiều bản làng dọc sông Nậm Na bị bắn phá; bản Pa Tần (xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ) bị kẻ địch pháo kích, cháy cả bản với những nếp nhà sàn của người Thái. Quân, dân ta đã chống trả quyết liệt, buộc kẻ địch phải rút quân về bên kia biên giới. Ngày nay, Nậm Na dù có nhiều đổi thay, trải qua những thăng trầm, dòng sông ấy luôn ôm trong mình những ký ức hào hùng, rửa trôi những đau thương hận thù. Và, Nậm Na luôn là mạch nguồn nuôi sống những bản làng ven sông.