Quân đội Nhật Bản hay Quân đội Đế quốc Nhật Bản (日本軍 (Nhật Bản Quân), Quân đội Nhật Bản hay Quân đội Đế quốc Nhật Bản?) là danh xưng lực lượng quân sự hợp thành của Đế quốc Nhật Bản. Sau khi nắm được quyền lực kể từ ngày 3 tháng 1 năm 1868,[1] Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện hàng loạt những cải cách, trong đó có việc xây dựng một lực lượng vũ trang chính quy của Đế quốc Nhật Bản, với hai nhánh quân sự độc lập là Lục quân và Hải quân, đều đặt dưới sự chỉ huy tối cao trên danh nghĩa của Thiên hoàng. Với sức mạnh quân sự hùng mạnh, quân đội Đế quốc Nhật Bản bước dần lên địa vị bá chủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong gần 80 năm cho đến khi sụp đổ, phải đầu hàng sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1947 và bị giải tán bởi lực lượng Đồng Minh. Trong 7 năm sau đó, Nhật Bản không được phép xây dựng lực lượng quân đội riêng mà phải chịu sự bảo hộ quốc phòng từ Quân đội Hoa Kỳ. Mãi đến năm 1954, Nhật Bản mới được xây dựng một lực lượng quân sự riêng với tên gọi mới là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với 3 nhánh quân chủng là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không. Tất cả được đặt dưới quyền Tổng tư lệnh của Tổng lý đại thần Nhật Bản. Đây chính là lực lượng vũ trang chính thức của Nhật Bản cho đến thời điểm hiện tại.
Thông điệp của ông Inamori lan khắp toàn cầu
Những câu nói của ông Inamori cũng đã truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở nước ngoài. Seiwajyuku đã mở chi nhánh tại Mỹ, Brazil và các nơi khác.
Tại Trung Quốc, những doanh nhân nổi tiếng như Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, cũng ngưỡng mộ huyền thoại kinh doanh Nhật Bản. Có thời điểm, tin ông Inamori qua đời là mục được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội Trung Quốc. Có những người đăng lời cầu nguyện "mong doanh nhân vĩ đại yên nghỉ", cũng có người bày tỏ sự kính trọng đối với ông.
Seiwajyuku đã tổ chức hội nghị quốc tế cuối cùng vào năm 2019, do ông Inamori khi đó tuổi đã cao. Ông Inamori đã gửi thông điệp đến khoảng 4.800 thành viên từ khắp thế giới hội tụ về sự kiện này.
Ông Inamori nói: "Điều trên hết thúc đẩy triết lý của tôi là mong muốn mọi người được hạnh phúc. Tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể hạnh phúc trọn vẹn nhất nếu sống với lối suy nghĩ này. Đó là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ điều này với thật nhiều người".
"Các nhà điều hành doanh nghiệp phải có mong muốn mạnh mẽ là làm sao để nhân viên được sống một cuộc sống tuyệt vời, lấy tình yêu thương vô hạn làm cơ sở cho mọi việc. Nếu lãnh đạo luôn thực hành kỷ luật tự giác và không ngừng nỗ lực nâng cao nhân cách, thì tự nhiên nhân viên cũng sẽ cố gắng thực hành triết lý này cho chính họ".
"Không có gì lay động lòng người hơn là giám đốc nỗ lực không mệt mỏi vì lợi ích của nhân viên. Đó là lý do tại sao lãnh đạo doanh nghiệp phải nỗ lực hơn bất kỳ ai khác. Khi đó, người lao động chắc chắn sẽ noi theo".
Không chỉ đơn thuần theo đuổi lợi nhuận, ông Inamori còn tìm cách cải thiện cuộc sống thông qua định hướng động lực cho doanh nghiệp, nền kinh tế và cuối cùng là xã hội. Những doanh nhân thành công sẽ đến và đi, nhưng những câu nói và triết lý của ông Inamori sẽ còn vang vọng đến các thế hệ sau, truyền cảm hứng để mọi người xác định lại xem thành công thực sự nghĩa là gì.
Nguyên tắc chủ đạo: Nên làm gì cho đúng với tư cách là con người?
Trọng tâm trong cách tiếp cận của ông Inamori là một ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả. Bất cứ khi nào đứng trước những lựa chọn về kinh doanh, ông sẽ tự hỏi: "Nên làm gì cho đúng với tư cách là con người?"
Ông giải thích chi tiết về điều này trong một cuộc phỏng vấn với NHK từ năm 2014.
Ông nói: "Đôi khi tôi gặp những doanh nhân thành đạt tự hào nói rằng "tôi là giám đốc đại diện" hay "tôi là giám đốc điều hành", nhưng điều đó không tốt chút nào. Càng giữ chức vụ cao trong công ty, trách nhiệm càng nặng nề. Đó phải là một nhà quản lý nghiêm khắc, có kỷ luật tự giác, nỗ lực hết mình, đồng thời không ngừng theo đuổi những gì đúng đắn".
Cách tiếp cận của ông Inamori đã truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở cả trong nước và trên toàn thế giới. Năm 1983, các doanh nhân trẻ ở Kyoto đã thành lập Trường Seiwajyuku, với mục tiêu tìm hiểu triết lý của ông Inamori để áp dụng, không chỉ trong quản lý mà trong cả cuộc sống. Trường ngày càng thu hút nhiều người tham gia, với khoảng 15.000 người trong và ngoài Nhật Bản.
Một trong những thành viên là ông Oku Hiroyuki, tham gia vào năm 2011. Ông hiện là chủ tịch công ty Nippon Taiiku Shisetsu chuyên thiết kế và xây dựng các cơ sở thể thao. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty tham gia rất nhiều dự án lớn, trong đó có cải tạo đường chạy ở Sân vận động Quốc gia cũ và xây dựng trung tâm huấn luyện bóng đá quốc gia J-Village.
Tuy nhiên, ông Oku cho biết sau lần đầu tiên trở thành giám đốc, ông thường cảm thấy cô độc, cũng như gánh nặng công việc vì lo ngại về hiệu quả kinh doanh yếu kém hoặc các vấn đề nội bộ của công ty. Thế rồi, ông tình cờ biết đến câu nói của ông Inamori rằng khi quyết định điều gì đó nên đặt câu hỏi điều gì là đúng đắn với tư cách là một con người. Ông Oku nhận ra rằng thành công của ông Inamori có được từ tinh thần "không vị kỷ".
Ông nói: "Trước đó, tôi cống hiến hết mình để làm việc cho những dự án hàng đầu sẽ đi vào lịch sử. Nhưng tôi bắt đầu hiểu rằng điều quan trọng là phải làm việc vì hạnh phúc của nhân viên. Tư tưởng này thực sự đã lay động tôi. Tất nhiên, các công ty phải có mục tiêu là tạo ra và cải thiện lợi nhuận. Nhưng tôi đã học được rằng tập trung vào những gì đi vào lòng người thì cuối cùng sẽ mang lại kết quả kinh doanh".
Ông nói: “Thế giới đã trở nên bất ổn. Tôi nghĩ chủ nghĩa cơ bản thị trường đã đi quá xa. Ở Seiwajyuku, chúng tôi luôn tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi thiết yếu, về hạnh phúc của con người là gì và tại sao mình lại theo đuổi công việc kinh doanh này".
Ông Oku nói: “Những lời dạy của ông Inamori không chỉ nhằm mục đích phát triển công ty. Ông Inamori tin vào việc làm cho mọi người hạnh phúc thông qua kinh doanh và đó là điều cần thiết trong thời đại đầy bất ổn hiện nay".